ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 MÔN VẬT LÝ (ĐỀ 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phanh điện từ sử dụng trong các xe có tải trọng lớn là ứng dụng của

A. cộng hưởng điện từ.

B. dòng Fu-cô.

C. dao động tắt dần.

D. lực ma sát trượt.

Câu 2:

Hai quả cầu kim loại giống nhau mang điện tích có độ lớn bằng nhau, khi đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng

A. hút nhau.

B. đẩy nhau

C. không tương tác nhau.

D. có thể hút hoặc đẩy nhau

Câu 3:

Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau

B. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường.

C. Điện từ trường không lan truyền được trong điện môi.

D. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.

Câu 4:

Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền theo chiều từ

A. không khí vào nước đá

B. nước vào không khí.

C. không khí vào thủy tinh.

D. không khí vào thủy tinh.

Câu 5:

Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng

A. làm dao mổ trong y học

B. trong truyền tin bằng cáp quang.

C. làm nguồn phát siêu âm.

D. trong đầu đọc đĩa CD

Câu 6:

Trong sự phân hạch của hạt nhân U92235, gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu đúng là

A. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh.

B. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ

C. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra

D. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra

Câu 7:

Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của

A. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời

B. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời.

C. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời.

D. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.

Câu 8:

Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với tốc độ lần lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ

A. giảm 4,4 lần.

B. giảm 4 lần.

C. tăng 4,4 lần.

D. tăng 4 lần

Câu 9:

Theo mẫu Bo về nguyên tử hiđrô, nếu lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng L là F thì khi electron chuyển động trên quỹ đạo dừng N, lực này sẽ là

A. F16

B. F25

C. F9

D. F4

Câu 10:

Một động cơ điện xoay chiều hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220 V, cường độ dòng điện hiệu dụng 0,5 A và hệ số công suất của động cơ là 0,8. Biết rằng công suất hao phí của động cơ là 11 W. Hiệu suất của động cơ (tỉ số giữa công suất hữu ích và công suất tiêu thụ toàn phần) là

A. 80%

B. 90%

C. 92,5%

D. 87,5 %

Câu 11:

Theo thuyết tương đối, hạt có năng lượng nghỉ gấp 4 lần động năng của nó, thì hạt chuyển động với tốc độ

A. 1,8. 105 km/s

B. 2,5. 105 km/s

C. 5,0. 105 m/s

D. 5,0. 108 m/s

Câu 12:

Một chất điểm dao động điều hoà với biên độ A. Khi qua li độ -0,5A thì tốc độ của vật là 20π3 cm/s. Tốc độ trung bình của vật trong một nửa chu kì là

A. 0,6 m/s.

B. 0,3 m/s.

C. 0,4 m/s.

D. 0,8 m/s.

Câu 13:

Một sợi dây đàn hồi với một đầu cố định, một đầu gắn vào một nhánh âm thoa. Khi âm thoa dao động với tần số f0 thì trên dây có 5 bụng sóng. Nếu tăng tần số âm thoa thêm f thì số nút sóng bằng 7, nếu tiếp tục giảm tần số âm thoa đi 4 thì số nút sóng trên dây là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một cuộn cảm thuần. Tại thời điểm t1, điện áp giữa hai đầu cuộn cảm và dòng điện qua nó lần lượt là 25 V và 0,3A. Tại thời điểm t2, điện áp giữa hai đầu cuộn cảm và dòng điện qua nó lần lượt là 15 V và 0,5 A. Cảm kháng của cuộn cảm trong mạch là

A. 30 Ω

B. 40 Ω

C. 50 Ω

D. 100 Ω

Câu 15:

Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 50 dB, tại B là 30 dB. Cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2, cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là

A. 4,4. 10-9 W/m2

B. 3,3. 10-9 W/m2

C. 2,9. 10-9 W/m2

D. 2,5. 10-9 W/m2

Câu 16:

Cho mạch dao động LC đang có dao động điện từ tự do, điện tích cực đại trên một bản tụ là Q0. Dây dẫn nối mạch dao động có tiết diện S, làm bằng kim loại có mật độ êlectron tự do là n. Gọi v là tốc độ trung bình của các êlectron đi qua một tiết diện thẳng của dây ở cùng một thời điểm. Giá trị cực đại của v là

A. Q0LCe.n.S

B. e.n.SQ0LC

C. e.n.SLCQ0

D. Q0e.n.SLC

Câu 17:

Mức năng lượng của nguyên tử hiđrô có biểu thức: E0=-13,6n2(eV); n = 1, 2, 3.... Kích thích đám nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản bằng cách cho hấp thụ phôtôn ánh sáng có năng lượng thích hợp thì bán kính quĩ đạo dừng của êlectrôn tăng lên 25 lần. Bước sóng lớn nhất của bức xạ mà đám nguyên tử hiđrô có thể phát ra sau đó là

A. 5,2 μm

B. 0,4 μm

C. 3 μm

D. 4 μm

Câu 18:

Một con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ 5 cm, được quan sát bằng một bóng đèn nhấp nháy. Mỗi lần đèn sáng thì ta lại thấy vật ở vị trí cũ và đi theo chiều cũ. Thời gian giữa hai lần đèn sáng là t = 2 s. Biết tốc độ cực đại của vật có giá trị trong khoảng từ 12π cm/s đến 19π cm/s. Tốc độ cực đại của vật là

A. 14π cm/s.

B. 15π cm/s.

C. 17π cm/s.

D. 19π cm/s.

Câu 19:

Hai nguồn sóng A, B cách nhau 12,5cm trên mặt nước tạo ra giao thoa sóng, dao động tại nguồn có phương trình uA=uB=acos100πt(cm), tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,5 m/s. Số điểm trên đoạn AB dao động với biên độ cực đại và dao động ngược pha với trung điểm I của AB là

A. 12

B. 13

C. 25

D. 24

Câu 20:

Gọi q là độ lớn điện tích của tụ điện và i là độ lớn cường độ dòng điện chạy trong cuộn cảm của mạch dao động điện từ tự do LC. Thời điểm đầu (t = 0) mạch có i = 0 và q = 2. 10-8 C. Đến thời điểm t = t1 thì i = 2 mA, q = 0. Lấy π = 3,14. Giá trị nhỏ nhất của t1  là

A. 15,7 μs.

B. 62,8 μs.

C. 31,4 μs

D. 47,1 μs.

Câu 21:

M chuyển động tròn đều trên đường tròn (C), P là hình chiếu của M trên một đường kính d của (C). Cứ sau những khoảng bằng nhau và bằng t, P và M lại gặp nhau. Sau các thời điểm gặp nhau đó bao lâu thì tốc độ của P bằng một nửa tốc độ của M?

A. t/6

B. t/3

C. t/ 9

D. t/12

Câu 22:

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 13 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = acos50pt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. Khoảng cách từ M đến AB có thể là

A. 1,2 cm

B. 1,8 cm

C. 2 cm.

D. 1 cm

Câu 23:

Ba dây dẫn thẳng dài song song được đặt trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng. Dây thứ hai nằm giữa, cách hai dây kia cùng một đoạn a = 5 cm. Dòng điện qua ba dây cùng chiều và có cường độ là I1 = 2I3 = 4 A, I2 = 5 A. Lực từ tác dụng lên 1 m dây của dây thứ hai

A. hướng sang dây thứ nhất và có độ lớn là 12. 10-5 N.

B. hướng sang dây thứ ba và có độ lớn là 12. 10-5 N.

C. hướng sang dây thứ nhất và có độ lớn là 4. 10-5 N.

D. hướng sang dây thứ ba và có độ lớn là 4. 10-5 N.

Câu 24:

Hai điểm sáng M và N dao động điều hòa cùng biên độ trên trục Ox, tại thời điểm ban đầu hai chất điểm cùng đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Chu kì dao động của M gấp 5 lần chu kì dao động của N. Khi hai chất điểm ngang nhau lần thứ nhất thì M đã đi được 10 cm. Quãng đường đi được của N trong khoảng thời gian đó bằng

A. 50 cm.

B. 25 cm

C. 30 cm.

D. 40 cm.

Câu 25:

Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3 s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2 . Độ sâu ước lượng của giếng là

A. 39 m

B. 43 m.

C. 41 m.

D. 45 m

Câu 26:

Hai mạch dao động lí tưởng LC1LC2 có tần số dao động riêng là f1 = 3ff2=4f. Điện tích trên các tụ có giá trị cực đại như nhau và bằng Q. Tại thời điểm dòng điện trong hai mạch dao động có cường độ bằng nhau và bằng 4,8π. f. Q thì tỉ số giữa độ lớn điện tích trên hai tụ q2q1  

A. 129

B. 169

C. 4027

D. 4427

Câu 27:

Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa có cùng tần số trên trục Ox. Biết dao động một có biên độ A1=53cm dao động tổng hợp có biên độ A. Dao động 2 sớm pha hơn dao động tổng hợp là π3 và có biên độ A2=2A Giá trị của A bằng

A. 5 cm

B. 103 cm

C. 10 cm

D. 53 cm

Câu 28:

Hai quả cầu nhỏ A và B tích điện lần lượt là – 2. 10-9 C và 2. 10-9 C được treo ở đầu hai sợi dây tơ cách điện dài bằng nhau. Điểm treo hai dây là M và N cách nhau 2 cm. Biết hệ được đặt trong điện trường đều và dây treo có phương thẳng đứng khi hệ nằm cân bằng. Vectơ cường độ điện trường

A. có phương nằm ngang, chiều từ A tới B và có độ lớn là 4,5. 104 V/m.

B. có phương nằm ngang, chiều từ A tới B và có độ lớn là 900 V/m

C. có phương nằm ngang, chiều từ B tới A và có độ lớn là 4,5. 104 V/m.

D. có phương nằm ngang, chiều từ B tới A và có độ lớn là 900 V/m

Câu 29:

Bắn hạt nơtron có động năng 4 MeV vào hạt Li36 đang đứng yên gây ra phản ứng n01+Li36H13+α Sau phản ứng hạt a và hạt nhân H13 bay ra theo các hướng hợp với hướng tới của nơtron những góc tương ứng bằng 150300. Bỏ qua bức xạ gamma. Lấy tỉ số khối lượng các hạt bằng tỉ số giữa các số khối của chúng. Phản ứng trên

A. thu 3,32 MeV.

B. tỏa 4,8 MeV

C. thu 4,8 MeV

D. tỏa 3,32 MeV

Câu 30:

Cho biết U92238  và U92235 là các chất phóng xạ có chu kì bán rã lần lượt là T1 = 4,5. 109 năm và T2 = 7,13. 108 năm. Hiện nay trong quặng urani thiên nhiên có lẫn U238U235 theo tỉ lệ 160 : 1. Giả thiết ở thời điểm tạo thành Trái Đất tỉ lệ 1: 1. Cho ln10 = 2,3 và ln2 = 0,693. Tuổi của Trái Đất là

A. 6,2 tỉ năm

B. 5 tỉ năm.

C. 5,7 tỉ năm.

D. 6,5 tỉ năm.

Câu 31:

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi, tần số f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Khi f = f0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện UC = U. Khi f = f0 + 100 (Hz) thì điện áp hiệu dụng hai đâu cuộn cảm UL = U và hệ số công suất của mạch lúc này là 13 . Tần số f0 gần với giá trị nào nhất sau đây?

A. 25 Hz.

B. 35 Hz

C. 50 Hz.

D. 75 Hz.

Câu 32:

Nơi truyền tải gồm n máy phát điện có cùng công suất P. Điện sản xuất ra được truyền đến nơi tiêu thụ với hiệu suất H. Nếu khi chỉ còn một máy phát điện nơi truyền tải và giữa nguyên điện áp hiệu dụng nơi truyền tải thì hiệu suất H’ (tính theo n và H) lúc này có biểu thức là

A. H'=Hn

B. H'=H-1n

C. H'=Hn-1

D. H'=n+H-1n

Câu 33:

Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn điện có suất điện động E không đổi và điện trở trong r = 2 Ω. Điện trở của đèn R1 = 3 Ω, điện trở R2 = 3 Ω. Di chuyển con chạy C, người ta nhận thấy khi điện trở của phần AC của biến trở AB có giá trị 1Ω thì đèn tối nhất. Điện trở toàn phần của biến trở AB là?

A. 2 Ω.

B. 3 Ω.

C. 5 Ω.

D. 6 Ω.

Câu 34:

Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL mắc nối tiếp. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch; i, I0 và I lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch; UL;UR tương ứng là điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm, giữa hai đầu điện trở, cosφ là hệ số công suất của đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai?

A. uLZL2+uRR=I2

B. I=U02R2+ZL2

C. cosφ=RR2+ZL2

D. uL2+i2ZL2=I0ZL2

Câu 35:

Một lò xo có độ cứng 60 N/m, chiều dài tự nhiên 40 cm, treo thẳng đứng đầu trên gắn vào điểm C cố định, đầu dưới gắn vật có khối lượng 300 g. Kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Khi lò xo có chiều dài lớn nhất giữ cố định điểm M của lò xo cách C là 20 cm, lấy g = 10 m/s2, mốc thế năng ở vị trí cân bằng mới của con lăc. Cơ năng của con lắc lò xo mới là

A. 0,08 J

B. 0,045 J

C. 0,18 J

D. 0,245 J

Câu 36:

Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch RLC. Bỏ qua điện trở dây nối, coi từ thông cực đại gửi qua các cuộn dây của máy phát không đổi. Khi rôto máy phát quay với tốc độ n (vòng/phút) thì công suất tiêu thụ điện của mạch là P, hệ số công suất của mạch là 12 Khi rôto máy phát quay với tốc độ 2n (vòng/phút) thì công suất tiêu thụ điện của mạch là 4P. Khi rôto máy phát quay với tốc độ 2n (vòng/phút) thì công suất tiêu thụ điện của mạch là

A. 8P3

B. 1,414P.

C. 4P.

D. 2P.

Câu 37:

A, B, C theo thứ tự là ba điểm nằm trên trục chính của một thấu kính mỏng, AB = a; BC = b. Thấu kính được đặt trong khoảng AB. Đặt một vật sáng ở điểm B ta thu được ảnh ở điểm C. Đưa vật sáng đến C ta thu được ảnh ở điểm A. Tiêu cự của thấu kính là?

A. f=2ab(a+B)2a+b2

B. f=-2ab(a+B)2a+b2

C. f=2ab(a+B)a+2b2

D. f=-2ab(a+B)a+2b2

Câu 38:

Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào mạch điện RLC (L thuần cảm), giữa hai đầu tụ điện có khóa K. Khi khóa K mở, điện áp hai đầu mạch trễ pha 450 so với cường độ dòng điện qua mạch. Tỉ số công suất tỏa nhiệt trên mạch lúc khóa K mở và khi khóa K đóng bằng 2. Tỉ số cảm kháng ZL so với R là

A. 3

B. 0,5

C. 1

D. 2

Câu 39:

Vật nặng của một con lắc lò xo có khối lượng m = 400 g được giữ nằm yên trên mặt phẳng ngang nhẵn nhờ một sợi dây nhẹ. Dây nằm ngang, có lực căng T = 1,6 N (hình vẽ). Gõ vào vật m làm dây đứt đồng thời truyền cho vật tốc độ đầu v0=202 cm/s, sau đó, vật dao động điều hoà với biên độ 22 cm. Độ cứng của lò xo có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 125 N/m.

B. 95 N/m.

C. 70 N/m.

D. 160 N/m.

Câu 40:

Cho mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp theo thứ tự đó. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số góc ω thay đổi được. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm lần lượt là UC; UL phụ thuộc vào ω, chúng được biểu diễn bằng các đồ thị như hình vẽ bên. Giá trị của Umax trong đồ thị là

A. 1502V

B. 1503V

C. 1003V

D. 753V