Đề thi thử Vật Lí năm 2019 có lời giải chi tiết (Đề 13)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi bị nung nóng đến 3000°C thì thanh vonfam phát ra

A. Tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy.

B. Ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại và tia Rơn-ghen.

C. Tia tử ngoại, tia Rơn-ghen và tia hồng ngoại.

D. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia tử ngoại.

Câu 2:

Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều

A. Có thể kích thích phát quang một số chất.

B. Là các tia không nhìn thấy.

C. Không có tác dụng nhiệt.

D. Bị lệch trong điện trường.

Câu 3:

Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng 0,73 μm. Ánh sáng này có màu

A. Vàng

B. Đỏ

C. Lục

D. Tím

Câu 4:

Một nguyên tố phóng xạ sau vài lần phân rã, phóng ra một hạt α và hai hạt β- tạo thành U92235. Xác định nguyên tố ban đầu

A. Ra92230

B. Ra88224

C. Pu92239

D. U92239

Câu 5:

Mắt lão nhìn thấy vật ở xa vô cùng khi

A. Đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết

B. Đeo kính phân kì và mắt không điều tiết

C. Mắt không điều tiết

D. Đeo kính lão

Câu 6:

Trong thời gian t, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn là q. Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào

A. I=Q2/t

B. I=qt

C. I=Q2t

D. I=q/t

Câu 7:

Sóng cơ là gì

A. Là dao động lan truyền trong một môi trường

B. Là dao động của mọi điểm trong một môi trường

C. Là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường

D. Là sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường

Câu 8:

Hiện tượng phân li các phân tử hòa tan trong dung dịch điện phân

A. Là kết quả của dòng điện chạy qua chất điện phân.

B. Là nguyên nhân duy nhất của sự xuất hiện dòng điện chạy qua chất điện phân.

C. Là dòng điện trong chất điện phân.

D. Tạo ra hạt tải điện trong chất điện phân.

Câu 9:

Có hai dao động cùng phương cùng tần số được mô tả trong đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, có thể kết luận

A. Hai dao động cùng pha.

B. Dao động 1 sớm pha hơn dao động 2.

C. Dao động 1 trễ pha hơn dao động 2.

D. Hai dao động vuông pha.

Câu 10:

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Biết quãng đường đi được của chất điểm trong một chu kì dao động là 16 cm. Biên độ dao động của chất điểm bằng:

A. 16 cm

B. 4 cm

C. 32 cm

D. 8 cm

Câu 11:

Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 6 cặp cực (6 cực nam và 6 cực bắc). Rôto quay với tốc độ 600 vòng/phút. Suất điện động do máy tạo ra có tần số bằng

A. 60 Hz

B. 100 Hz

C. 50 Hz

D. 120 Hz

Câu 12:

Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong chân không là 600 nm. Tần số của ánh sáng này là

A. 2.1014 Hz

B. 5.1011 Hz

C. 2.1011 Hz

D. 5.1014 Hz

Câu 13:

Một chất quang dẫn có giới hạn quang điện là 1,88 μm. Lấy c = 3.108 m/s. Hiện tượng quang điện trong xảy ra khi chiếu vào chất này ánh sáng có tần số nhỏ nhất là

A. 1,452.1014 Hz

B. 1,596.1014 Hz

C. 1,875.1014 Hz

D. 1,956.1014 Hz

Câu 14:

Chiếu một ánh sáng đơn sắc vào một tấm đồng (biết đồng có λ0=0,3 μm). Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng

A. 0,1μm

B. 0,2μm

C. 0,3μm

D. 0,4μm

Câu 15:

Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất

A. Tia γ

B. Tia α

C. Tia β-

D. Tia β+

Câu 16:

Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ là λ=5.10-8s-1. Thời gian để số hạt nhân chất phóng xạ đó giảm đi e lần (với lne = 1) là

A. 5.108s

B. 5.107s

C. 2.108s

D. 2.107s

Câu 17:

Hạt nhân A (có khối lượng mA) đứng yên phóng xạ thành hạt B (có khối lượng mB) và C (có khối lượng mC)  theo phương trình phóng xạ: A  B + C. Nếu phản ứng toả năng lượng E thì động năng của B là

A. E.mC/(mB+mC)

B. E.mB/(mB+mC)

C. E.(mB+mC)/mC

D. E.mB/mC

Câu 18:

Một sóng điện từ có chu kì 10 ns truyền với tốc độ 3.108 m/s có bước sóng là

A. 300 m

B. 0,3 m

C. 30 m

D. 3 m

Câu 19:

Chất điểm có khối lượng m1 = 50 gam dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng của nó với phương trình dao động x1=sin(5πt+π/6) (cm). Chất điểm có khối lượng m2= 100 gam dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng của nó với phương trình dao động x2=5sin(πt-π/6) (cm). Tỉ số cơ năng trong quá trình dao động điều hòa của chất điểm m1 so với chất điểm m2 bằng

A. 1/2

B. 2

C. 1

D. 1/5

Câu 20:

Một con lắc đơn được treo ở trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên, con lắc dao động điều hòa với chu kì T. Khi thang máy đi lên thẳng đứng, chậm dần đều với gia tốc có độ lớn bằng một nửa gia tốc trọng trường tại nơi đặt thang máy thì con lắc dao động điều hòa với chu kì T' bằng

A. T/2

B.T/2

C. 2T

C. T2

Câu 21:

Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 6 cm. Trên dây có những phần tử sóng dao động với tần số 5 Hz và biên độ lớn nhất là 3 cm. Gọi N là vị trí của một nút sóng; C và D là hai phần tử trên dây ở hai bên của N và có vị trí cân bằng cách N lần lượt là 10,5 cm và 7 cm. Tại thời điểm t1, phần tử C có li độ 1,5 cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Vào thời điểm t2=t1+79/40 (s), phần tử D có li độ là

A. -0,75 cm

B. 1,50 cm

C. -1,50 cm

D. 0,75 cm

Câu 22:

Một cuộn dây dẫn dẹt hình tròn có 200 vòng, diện tích mỗi vòng là 125 cm2, đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,4 T. Lúc t = 0, vectơ pháp tuyến của khung tạo với B một góc 30°. Cho khung quay đều với tốc độ 100π (rad/s) quanh một trục vuông góc với B. Suất điện động hiệu dụng là E và độ lớn của suất điện động trong khung khi khung quay được một góc 150°e1. Chọn phương án đúng.

A. E=221 V

B. E=225 V

C. e1=5 V

D. e1=0 V

Câu 23:

Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là 10-8 C và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm thuần là 62,8 mA. Tần số dao động điện từ tự do của mạch là

A. 2,5.103 kHz

B. 3.103 kHz

C. 2.103 kHz

D. 103 kHz

Câu 24:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu mạch điện gồm R, L hoặc R, C nối tiếp thì biểu thức dòng điện và điện áp được mô tả bởi đồ thị như hình vẽ. Hỏi mạch đó chứa phần tử nào?

A. R=753Ω, L=0,75/π H

B. R=753Ω, L=2/(15π) mF

C. R=75Ω, L=0,753/π H

D. R=753Ω, L=2/153π mF