Đề thi vào 10 môn Hóa có đáp án (Mới nhất) (Đề số 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dãy gồm các hiđrocacbon là:

A. C2H6O,C6H6,C4H10,C2H4.
B. CH4,C2H2,C3H7Cl,C2H6O.
C. C2H4,C2H6O,CH4,C2H5Cl.
D. C6H6,C2H6,C3H8,C2H2.
Câu 2:
Dãy gồm các oxit axit là:
A. SO2,NO.
B. Al2O3,Na2O.
C. P2O5,SO3.
D. CO,CO2.
Câu 3:

Cặp chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?

A. CH4,C6H6.
B. C2H4,C2H6.
C. CH4,C2H4.
D. C2H4,C2H2.
Câu 4:

Chất nào dưới đây không tan trong nước?

A. NaOH.
B. CuOH2.
C. CuSO4.
D.MgCl2.
Câu 5:
Trong thành phần chất protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố
A. P.
B. S.
C. N.
D. Fe.
Câu 6:

Trong sơ đồ phản ứng sau:X+HClY+NaOHCuOH2 . X là

A. Cu.
B. CuNO32.
C. CuO.
D.CuSO4.
Câu 7:

Phản ứng đặc trưng của metan là

A. phản ứng cháy.
B. phản ứng trùng hợp.
C. phản ứng cộng
D. phản ứng thế.
Câu 8:

Dung dịch nào sau đây làm giấy quỳ tím chuyển màu đỏ?

A. NaCl.
B. KOH.
C. H2SO4.
D. CaOH2.
Câu 9:

Hai muối Na2CO3 và Na2SO4 cùng phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. HCl
B. BaOH2.
C. CuCl2.
D. Mg.
Câu 10:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dầu mỏ là chất lỏng có màu nâu đen.
B. Dầu mỏ nhẹ hơn nước
C. Dầu mỏ nặng hơn nước.
D. Dầu mỏ không tan trong nước.
Câu 11:

Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 6,72 lít khí Cl2 (đktc). Sau phản ứng thu được một lượng muối clorua là

A. 16,25 gam.
B. 12,70 gam.
C. 17,25 gam.
D. 32,50 gam.
Câu 12:

Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng cách cho kim loại nào dưới đây vào dung dịch?

A. Zn.
B. Mg.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 13:

Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế và thu hiđrocacbon X:

Media VietJack

Biết trong hỗn hợp chất rắn có chứa muối CH3COONa. X là

A. metan.
B. etilen.
C. axetilen.
D. benzen.
Câu 14:

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Fe, Mg, Ag.
B. Al, Mg, Zn.
C. K, Na, Cu.
D. Fe, Ag, Mg
Câu 15:

Có một cốc dung dịch NaOH loãng, nhỏ thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein thấy dung dịch chuyển sang màu hồng. Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào cốc dung dịch màu hồng trên cho đến dư thì hiện tượng quan sát được là

A. màu hồng đậm dần.
B. màu hồng không đổi màu.
C. màu hồng nhạt dần thành không màu rồi chuyển sang màu xanh.
D. màu hồng nhạt dần rồi chuyển sang không màu
Câu 16:

Công thức hóa học của sắt(III) oxit là

A. FeO.
B.Fe2O3.
C. FeOH3.
D.Fe3O4.
Câu 17:

Cặp oxit nào sau đây được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm?

A. CuO,CaO.
B. Na2O,SiO2.
C. CaO,P2O5.
D. Al2O3,MgO.
Câu 18:

Trong 100 ml dung dịch rượu etylic có chứa

A. 45 ml nước và 55 ml rượu etylic.
B. 45 ml rượu etyic và 55 ml nước
C. 45 gam rượu etyic và 55 gam nước
D. 100 ml nước và 45 ml rượu etylic.
Câu 19:

Biết dung dịch giấm ăn có khối lượng riêng bằng 1 gam/ml. Để trung hòa 15 ml dung dịch giấm ăn 4% thì cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,2M?

A. 15 ml.
B. 50 ml.
C. 40 ml.
D. 5 ml.
Câu 20:

Dãy gồm các hiđroxit đều bị phân hủy ở nhiệt độ cao tạo thành oxit bazơ là:

A. CaOH2,AlOH3,FeOH3.
B. NaOH,CaOH2,MgOH2.
C. CuOH2,MgOH2,FeOH3.
D.ZnOH2,KOH,NaOH.
Câu 21:

Khi làm thí nghiệm, nếu thực hiện các phản ứng hóa học có sinh ra các khí độc như: H2S, SO2 thì có thể dùng dung dịch chất nào sau đây để hấp thụ chúng?

A. Muối NaCl.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 22:

Để phân biệt dung dịch đường glucozo với dung dịch rượu etylic có thể dùng phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng tráng bạc.
B. Phản ứng cháy.
C. Phản ứng với natri.
D. Phản ứng với dung dịch iot.
Câu 23:

Chất nào sau đây là một trong những nguyên nhân gây mưa axit?

A.CO2.
B. SO2.
C. N2.
D.O3.
Câu 24:

Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là

A. 19,70 gam.
B. 10,00 gam.
C. 17,90 gam.
D. 9,85 gam
Câu 25:

Phân tử khối trung bình của polietilen (PE) là 112000 đvC. Hệ số trùng hợp của PVC là

A. 4000.
B. 2000.
C. 8000.
D. 5681.
Câu 26:

Có ba lọ mất nhãn đựng riêng biệt ba dung dịch: Na2SO4, NaOH, HCl. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể phân biệt được chúng?

A. Dung dịch BaCl2.
B. Quỳ tím.
C. Dung dịch CuSO4.
D. Kim loại Al.
Câu 27:

Cho 2,4 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric loãng. Thể tích khí hiđro thu được (tính theo đktc) là

A. 44,8 lít.
B. 4,48 lít.
C. 2,24 lít.
D. 22,4 lít.
Câu 28:

Tơ nào sau đây không có nguồn gốc từ xenlulozơ?

A. Len sợi.
B. Tơ visco.
C. Tơ xenlulozơ axetat.
D. Tơ tằm.
Câu 29:

Thả một mảnh đồng vào ống nghiệm chứa khoảng 2 ml dung dịch H2SO4 đậm đặc, đun nóng thì thấy

A. sủi bọt khí, dung dịch chuyển dần sang màu xanh lam.
B. dung dịch chuyển dần sang màu xanh lam.
   
C. có khí màu xanh thoát ra.
D. sủi bọt khí, dung dịch chuyển dần sang màu đỏ nâu.
Câu 30:

Đinh sắt không bị ăn mòn khi để/ngâm trong

A. không khí khô, đậy kín.
B. nước có hoà tan khí oxi.
C. dung dịch muối ăn.
D. dung dịch đồng (II) sunfat.
Câu 31:

Trong phòng thí nghiệm, sau khi làm thí nghiệm với natri, để xử lí lượng nhỏ natri thừa trên dụng cụ thí nghiệm nên nhúng dụng cụ đó vào dung dịch nào sau đây để hoà tan hết natri một cách an toàn rồi mới đem rửa bằng nước?

A. Cồn etylic .
B. Giấm ăn.
C. Dung dịch axit axetic 15%.
D. Dung dịch axit HCl loãng.
Câu 32:

Cho sơ đồ phản ứng sau:Axóc t¸c+H2OB men giÊmCH3COOH.  A là

A. C2H2.
B. CH4.
C. C2H6O.
D.C2H4.
Câu 33:

Để trung hòa hoàn toàn một axit hữu cơ A có công thức là thì cân vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,35M, đem cô cạn dung dịch thì thu được 3,36 gam muối khan. Công thức phân tử của axit hữu cơ A là

A. CH3OOH.
B.C2H5COOH.
C. C3H7COOH.
D.HCOOH.
Câu 34:

Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng

A. hematit.
B. manhetit.
C. boxit.
D. pirit.
Câu 35:

Nhận định sơ đồ phản ứng sau:AlXAl2SO43AlCl3 . Chất X là

A. Al2O3.
B. AlOH3.
C. H2SO4.
D.AlNO33.
Câu 36:

Cho không khí (gồm 20% oxi và 80% nitơ về thể tích) tác dụng với Cu dư đun nóng tạo ra CuO. Phản ứng xong thu được 448 ml (đktc) khí nitơ. Khối lượng CuO sinh ra là

A. 0,64 gam.
B. 1,60 gam.
C. 0,80 gam.
D. 8,00 gam.
Câu 37:

Kim loại X tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2. Dẫn khí H2 đi vào ống đựng oxit kim loại Y, đun nóng, oxit này bị khử cho kim loại Y. X và Y có thể là

A. Cu và Pb.
B. Mg và Al.
C. Zn và Cu.
D. Ag và Cu.
Câu 38:

Có bốn chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để nhận biết bốn chất trên?

A.H2O và CO2.
B.H2O  và NaOH.
C.H2O và HCl.
D.H2O và BaCl2.
Câu 39:

Người ta tiến hành một thí nghiệm như sau: dẫn khí clo mới điều chế từ manganđioxit MnO2 rắn và dung dịch axit clohiđric HCl đậm đặc vào ống hình trụ có đặt một miếng giấy màu khô đi qua hệ thống khóa K và bình đựng dung dịch H2SO4 đặc như ở hình dưới đây:

Media VietJack

 

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi mở khóa K thì thấy miếng giấy màu không thay đổi.
B. Khi mở khóa K thì thấy miếng giấy màu chuyển thành màu trắng.
C. Khi đóng khóa K thì thấy miếng giấy màu chuyển thành màu trắng.
D. Khi đóng hay mở khóa K thì miếng giấy màu đều chuyển thành màu trắng.
Câu 40:

Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Cu và Zn vào dd H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cu và Zn lần lượt là

A. 61,9% và 38,1%.
B. 38,1% và 61,9%.
C. 65,0% và 35,0%.
D. 35,0% và 65,0%.