Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2020 - 2021 có đáp án (Đề 4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Việt Nam có tất cả bao nhiêu dân tộc?
A. 57 dân tộc.
B. 56 dân tộc.
C. 54 dân tộc.
D. 55 dân tộc.
Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
A. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.
C. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm.
D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.
Nguyên nhân diễn ra đô thị hóa ở nước ta là do
A. tác dộng của thiên tai, bão lũ, triều cường.
B. nước ta là nước chủ yếu trồng lúa nước.
C. di dân tự do từ nông thôn lên thành phố.
D. quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Nguồn lao động nước ta còn có những hạn chế nào sau đây?
A. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
B. Kinh nghiệm sản xuất ngành nông nghiệp.
C. Trình độ chuyên môn, tác phong lao động.
D. Khả năng tiếp thu khoa học và kỹ thuật.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có các tỉnh và thành phố là
A. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ.
B. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định.
C. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh.
D. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang.
Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế?
A. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.
B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
C. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
D. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong một năm là nhờ có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
A. Mạng lưới sông ngòi, ao, hồ dày đặc.
B. Nguồn sinh vật phong phú.
C. Nhiều diện tích đất phù sa.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Bên cạnh cây lương thực, một ngành khác cũng phát triển rất mạnh ở nước ta là
A. chăn nuôi gia cầm và bò sữa.
B. khai thác và chế biến lâm sản.
C. nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản.
D. chăn nuôi đại gia súc.
Cây trồng nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta?
A. Cây ăn quả và rau đậu.
B. Cây lương thực.
C. Cây hoa màu.
D. Cây công nghiệp.
Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng nào sau đây?
A. Rừng đặc dụng.
B. Rừng nguyên sinh.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng phòng hộ.
Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có
A. đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực và ngành khác nhau.
B. các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, lớn, trung bình và nhỏ.
C. các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
D. có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm, vùng công nghiệp trọng điểm.
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta không biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Là nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
B. Là nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện lớn.
C. Là hai đầu mối giao thông vận tải và viễn thông lớn nhất cả nước.
D. Là hai trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng lớn nhất nước ta.
Loại hình giao thông vận tải nào sau đây xuất hiện sau nhất ở nước ta?
A. Đường biển.
B. Đường bộ.
C. Đường hàng không.
D. Đường ống.
Sự phân bố các trung tâm thương mại không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Quy mô dân số.
B. Nguồn lao động chất lượng cao.
C. Sức mua của người dân.
D. Sự phát triển của các hoạt động kinh tế.
Loại nào sau đây không thuộc tài nguyên du lịch nhân văn?
A. Lễ hội truyền thống.
B. Công trình kiến trúc.
C. Hang động cacxtơ.
D. Làng nghề truyền thống.
Những thế mạnh kinh tế quan trọng hàng đầu của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. giao thông vận tải biển và nuôi trồng thủy sản.
B. khai thác khoáng sản và phát triển thủy điện.
C. công nghiệp chế biến lương thực và thủy sản.
D. trồng cây lương thực, cây ăn quả và lâm sản.
Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. Than nâu và đá vôi.
B. Đất feralit.
C. Đất phù sa sông Hồng.
D. Đất xám, đất mặn.
Đồng bằng sông Hồng không có điều kiện để phát triển nông nghiệp theo hướng nào sau đây?
A. Đẩy mạnh phát triển vụ đông xuân.
B. Áp dụng máy móc thiết bị hiện đại.
C. Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc gia cầm.
D. Thâm canh lúa nước tăng năng suất.
Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ở đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ là
A. đậu tương, đay, cói.
B. mía, bông, dâu tằm.
C. lạc, đậu tương, bông.
D. lạc, mía, thuốc lá.
Vị trí của Bắc Trung Bộ không có vai trò nào sau đây?
A. Là vùng có kinh tế phát triển bậc nhất nước ta.
B. Đông Bắc Thái Lan ra biển Đông và ngược lại.
C. Cầu nối giữa kinh tế miền Nam - Bắc đất nước.
D. Cửa ngõ Trung Lào ra biển Đông và ngược lại.
Tỉnh/thành nào sau đây có nạn hạn hán kéo dài nhất ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Ninh Thuận, Bình Thuận.
B. Ninh Thuận, Phú Yên.
C. Bình Thuận, Quảng Nam.
D. Phú Yên, Quảng Nam.
Tỉnh nào sau đây nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia?
A. Kon Tum.
B. Gia Lai.
C. Đắk Lắk.
D. Lâm Đồng.
Việc xây dựng các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên không phải nhằm mục đích nào sau đây?
A. Phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.
B. Chỉ để phục vụ khai thác và chế biến bôxit.
C. Nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.
D. Thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển.
Hai loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ?
A. Đất badan và đất feralit.
B. Đất phù sa và đất feralit.
C. Đất badan và đất xám.
D. Đát xám và đất phù sa.
Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là
A. phòng chống sâu bệnh.
B. tăng cường phân bón.
C. bảo vệ rừng đầu nguồn.
D. hoàn thiện thủy lợi.
Khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào thời kì mùa khô là
A. cháy rừng.
B. triều cường.
C. thiếu nước ngọt.
D. xâm nhập mặn.
Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây?
A. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu.
B. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau.
C. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng.
D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển nào sau đây?
A. Nam Trung Bộ.
B. Khu vực Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là
A. dầu, titan.
B. khí, cát thủy tinh.
C. cát thủy tinh, muối.
D. dầu, khí.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu nào sau đây?
A. Cận xích đạo, mùa hạ có mưa phùn.
B. Cận nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông ấm.
D. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết hướng Tây Bắc - Đông Nam là hướng của dãy núi nào sau đây?
A. Bạch Mã.
B. Hoàng Liên Sơn.
C. Trường Sơn Nam.
D. Đông Triều.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Nha Trang thuộc vùng khí hậu nào sau đây?
A. Tây Nguyên.
B. Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc Bắc Trung Bộ?
A. Hòn La, Chu Lai
B. Vũng Áng, Hòn La.
C. Nghi Sơn, Dung Quất.
D. Dung Quất, Vũng Áng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết cây chè được trồng chủ yếu ở những vùng nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết ba tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa nước ta?
A. An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.
B. Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang.
C. An Giang, Long An, Sóc Trăng.
D. An Giang, Kiên Giang, Long An.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh sản lượng thủy sản của một số tỉnh?
A. Nuôi trồng của Nam Định lớn hơn Hà Tĩnh.
B. Nuôi trồng của An Giang lớn hơn Ninh Thuận.
C. Khai thác của Thanh Hóa lớn hơn Bình Định.
D. Khai thác của Khánh Hòa lớn hơn Quảng Ninh.
Cho biểu đồ về diện tích các loại cây trồng nước ta
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu diện tích các loại cây trồng của nước ta, giai đoạn 1990 - 2014.
B. Chuyển dịch cơ cấu diện tích các loại cây trồng của nước ta, giai đoạn 1990 - 2014.
C. Tốc độ tăng trưởng diện tích các loại cây trồng của nước ta, giai đoạn 1990 - 2014.
D. Tình hình phát triển diện tích các loại cây trồng của nước ta, giai đoạn 1990 - 2014.
Cho biểu đồ sau:
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA
Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, năm 2010 và năm 2018?
A. Tỉ trọng ngành công nghiệp luôn cao nhất, tiếp theo là ngành dịch vụ và nông nghiệp.
B. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm, dịch vụ và công nghiệp - xây dựng tăng.
C. Tỉ trọng ngành nông nghiệp luôn cao nhất, tiếp theo là ngành công nghiệp và dịch vụ.
D. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ giảm; công nghiệp - xây dựng tăng.
Cho bảng số liệu sau:
KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH THU DU LỊCH, GIAI ĐOẠN 1991 - 2017
Năm | 1990 | 2005 | 2010 | 2015 | 2017 |
Khách trong nưowsc (triệu lượt khách) | 1,5 | 11,2 | 16,0 | 28,0 | 38,5 |
Khách quốc tế (triệu lượt khách) | 0,3 | 2,1 | 3,5 | 4,8 | 9,7 |
Tổng doanh thu (nghìn tỉ đồng) | 0,8 | 17,0 | 30,3 | 96,0 | 230,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, nhận định nào sau đây không đúng với khách du lịch và doanh thu du lịch, giai đoạn 1991 - 2017?
A. Khách du lịch và doanh thu du lịch tăng, doanh thu du lịch có tốc độ tăng nhanh nhất.
B. Khách du lịch nội địa có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với khách du lịch quốc tế.
C. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế thấp hơn nhiều so với khách du lịch nội địa.
D. Tổng doanh thu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và chậm nhất là khách trong nước.
Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2015
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm | 1990 | 1995 | 2000 | 2015 |
Nông nghiệp | 61817,5 | 82307,1 | 112111,7 | 137112,0 |
Lâm nghiệp | 4969,0 | 5033,7 | 5901,6 | 6315,6 |
Thủy sản | 8135,2 | 13523,9 | 21777,4 | 38726,9 |
Tổng số | 74921,7 | 100864,7 | 139790,7 | 182154,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, để biểu thị sự chuyển dịch cơ cấu của từng ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản, biểu đồ nào sau đây là biểu đồ thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ tròn.