Đề thi vào lớp 10 môn Sinh học năm 2020 - 2021 có đáp án (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

 Ở người, hiện tượng hồng cầu không nhân có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Giúp giảm trọng lượng của hồng cầu để quá trình vận chuyển khí được dễ dàng

B. Giúp tập trung nguồn năng lượng cho hoạt động vận chuyển khí

C. Giúp tạo khoang trống ở giữa tế bào để khí được vận chuyển xâm nhập vào

 

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 2:

Người mang nhóm máu B có thể truyền cho bao nhiêu nhóm máu?

A. 4

B. 3

C. 2

 

D. 1

Câu 3:

Loại tĩnh mạch nào dưới đây vận chuyển máu đỏ tươi (máu giàu ôxi)?

A. Tĩnh mạch cảnh

 

B. Tĩnh mạch vành

C. Tĩnh mạch đùi

D. Tĩnh mạch phổi

Câu 4:

Đơn vị cấu tạo của phổi là

A. thanh quản.

B. khí quản.

C. phế nang.

D. phế quản.

Câu 5:

Loại khí nào dưới đây có khả năng chiếm chỗ ôxi trong hồng cầu, làm giảm hiệu quả hô hấp, thậm chí có thể gây tử vong sau thời gian ngắn?

A. N2

 

B. CO

C. CO2

D. NO2

Câu 6:

Loại thức ăn nào dưới đây được tiêu hóa về mặt hóa học ở khoang miệng?

A. Tinh bột

B. Chất đạm

C. Dầu thực vật

D. Mỡ động vật

Câu 7:

Thiếu loại vitamin nào dưới đây sẽ khiến giác mạc bị khô, thậm chí dẫn tới mù lòa?

A. Vitamin K

B. Vitamin C

C. Vitamin A

D. Vitamin D

Câu 8:

 Loại muối khoáng nào là thành phần không thể thiếu của hoocmôn tuyến giáp?

A. Kẽm

 

B. Iốt

C. Sắt

D. Kali

 

Câu 9:

Cho các bộ phận sau: Thận, bàng quang, ống đái, ống dẫn nước tiểu. Hãy sắp xếp theo chiều từ trên xuống dưới, tương thích với hệ bài tiết nước tiểu của cơ thể người.

A. Thận - ống dẫn nước tiểu – bàng quang - ống đái

B. Thận – bàng quang - ống dẫn nước tiểu - ống đái

C. Thận – bàng quang - ống đái - ống dẫn nước tiểu

D. Bàng quang – thận - ống dẫn nước tiểu - ống đái

Câu 10:

Cầu mắt dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến tật nào về mắt?

A. Cận thị

 

 

B. Viễn thị

C. Loạn thị

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 11:

Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho đời con phân tính?

A. AA x aa

B. Aa x aa

C. Aa x AA

D. aa x aa

Câu 12:

Để xác định kiểu gen của những cá thể mang kiểu hình trội, người ta sử dụng phép lai gì?

A. Lai xa

 

B. Lai trở lại

C. Lai phân tích

D. Lai thuận nghịch

Câu 13:

Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn và liên kết gen hoàn toàn, mỗi gen quy định 1 tính trạng, phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1 : 2 : 1?

A. Ab/aB x aB/ab

B. AB/ab x Ab/aB

C. Ab/aB x Ab/aB

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 14:

Một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần, sau đó tất cả các tế bào con ở thế hệ cuối cùng đều tham gia giảm phân tạo tinh trùng. Hỏi có tất cả bao nhiêu tinh trùng được tạo thành?

A. 64

B. 128

C. 32

D. 256

Câu 15:

 Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST tương đồng sẽ không có ý nghĩa về mặt di truyền khi nào?

A. Tế bào mang bộ NST lớn hơn 2n.

B. Tế bào mang kiểu gen thuần chủng.

C. Tế bào mang kiểu gen dị hợp tử.

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 16:

Một phân tử mARN sơ khai có đoạn trình tự: 5’…AUGGXUAAAGXX…3’. Đoạn trình tự tương ứng trên mạch khuôn của gen tổng hợp nên mARN này sẽ là:

A. 3’…TAXXGATTTXGG…5’

B. 3’…UAXXGAUUUXGG…5’

C. 5’…TAXXGATTTXGG…3’

D. 3’…TAXGXATTTXGG…5’

Câu 17:

Một gia đình nọ có hai chị em sinh đôi cùng trứng, khả năng nhìn màu bình thường. Người chị kết hôn với một người đàn ông bình thường, sinh ra con trai bị mù màu. Người em kết hôn với một người đàn ông bị mù màu. Biết rằng khả năng nhìn màu do cặp gen A, a nằm trên NST X, không có alen trên Y quy định, hỏi xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra người con mang gen bệnh là bao nhiêu?

A. 50%

B. 25%

C. 12,5%

D. 75%

Câu 18:

 Ở các loài sinh sản hữu tính, quá trình nào dưới đây giúp duy trì bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể?

A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

 

B. Nguyên phân

C. Giảm phân

D. Thụ tinh

Câu 19:

 Có khoảng bao nhiêu loại axit amin tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin khác nhau?

A. 29

B. 20

C. 8

D. 3

Câu 20:

Mối liên hệ giữa ADN và prôtêin được thể hiện qua cấu trúc trung gian nào?

A. rARN

 

B. mARN

C. tARN

D. Axit amin

Câu 21:

 Một gen có 3000 nuclêôtit. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit loại X môi trường cần cung cấp là 5600. Hãy tính số nuclêôtit loại T của gen.

A. 900

B. 800

C. 700

D. 600

Câu 22:

Ở người có 22 cặp NST thường (kí hiệu là A) và 1 cặp NST giới tính (XX ở nữ, XY ở nam). Tế bào sinh tinh ở người khi rối loạn phân li trong giảm phân 2 ở tất cả các cặp NST có thể tạo ra loại tinh trùng nào sau đây?

A. 44A + XX

B. 44A + XY

C. 22A + XX

D. 22A + XY

Câu 23:

 Ở thể một nhiễm của cà độc dược có bao nhiêu NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng?

A. 25

B. 1

C. 23

D. 22

Câu 24:

Loại biến dị nào dưới đây không có khả năng di truyền cho thế hệ sau?

A. Biến dị tổ hợp

B. Thường biến

C. Đột biến gen

D. Đột biến NST

Câu 25:

Chuỗi thức ăn nào dưới đây tồn tại thực trong tự nhiên?

A. Cỏ → Chuột → Hổ → Cầy

B. Xác sinh vật → Giun đất → Thỏ → Cáo

C. Cỏ → Hươu → Hổ

D. Cây xanh → Sâu ăn lá → Rắn → Bọ ngựa

Câu 26:

Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật không bao gồm yếu tố nào sau đây?

A. Độ đa dạng

B. Mật độ

C. Tỉ lệ giới tính

D. Thành phần nhóm tuổi

Câu 27:

Trong một hệ sinh thái, sinh vật nào dưới đây không thuộc nhóm sinh vật phân giải?

A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

B. Vi khuẩn lam

C. Giun đất

D. Nấm rơm

Câu 28:

Việc sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp sẽ dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

B. Ô nhiễm nông phẩm

C. Ô nhiễm môi trường (đất/nước)

D. Giảm năng suất cây trồng (do cây bị nhiễm độc)

Câu 29:

Trong một hệ sinh thái, thành phần nào dưới đây là thành phần vô sinh?

A. Bọ rùa

B. Lá rụng

C. Nấm mỡ

D. Địa y

Câu 30:

Vì sao tập hợp những con cá trong một hồ nước tự nhiên lại không phải là một quần thể?

A. Vì chúng không sống trong một thời điểm nhất định

B. Vì chúng sống ở nhiều tầng nước khác nhau

C. Vì chúng không cùng thuộc một loài sinh vật

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 31:

Mối quan hệ cộng sinh có đặc trưng nào dưới đây?

A. Đôi bên cùng có lợi

B. Một bên có lợi còn một bên không có hại gì

C. Một bên có lợi còn một bên có hại

D. Cả hai bên đều có hại

Câu 32:

Sinh vật nào dưới đây không thuộc nhóm sinh vật sản xuất?

A. Cây phi lao

 

 

B. Cây tơ hồng vàng

C. Cây trúc Nhật

D. Cây rong đuôi chó

Câu 33:

Hiện tượng rụng lá trong mùa đông ở các loài thực vật sống trong vùng ôn đới cho thấy ảnh hưởng của nhân tố nào lên đời sống sinh vật?

A. Độ pH

B. Nhiệt độ

C. Ánh sáng

D. Độ ẩm

Câu 34:

 Cây nào dưới đây là cây ưa bóng?

A. Thông

B. Bạch đàn

C. Lá lốt

D. Phi lao

Câu 35:

Cônsixin là chất hóa học thường được dùng để

A. dung hợp tế bào trần.

B. tạo giống đa bội thể.

C. nuôi dưỡng ADN tái tổ hợp.

D. tạo ưu thế lai.

Câu 36:

Sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ?

A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

 

B. Mốc trắng

C. Sóc

D. Bạch dương

Câu 37:

Kĩ thuật gen gồm có 3 khâu:

1 – Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

2 – Tách ADN NST của tế bào cho và tách ADN dùng làm thể truyền

3 – Tạo ADN tái tổ hợp

Hãy sắp xếp các khâu theo trình tự trước sau.

A. 2 – 3 – 1

B. 1 – 2 – 3

C. 3 – 2 – 1

D. 2 – 1 – 3

Câu 38:

Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của người mắc bệnh Tơcnơ có

A. 3 NST giới tính Y.

B. một NST giới tính X.

C. ba NST giới tính X.

D. một NST giới tính Y.

Câu 39:

Ở người, tính trạng nào dưới đây là tính trạng trội?

A. Da trắng

B. Môi mỏng

C. Lông mi dài

D. Mắt đen

Câu 40:

Hoạt động nào dưới đây của con người gây mất cân bằng sinh thái?

A. Khai thác khoáng sản ở khu vực rừng đầu nguồn

B. Săn bắt động vật hoang dã

C. Đốt rừng làm nương rẫy

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng