Đề thi vào lớp 10 môn Sinh học năm 2020 - 2021 có đáp án (Đề 9)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dựa vào hình dạng và cấu tạo, em hãy cho biết loại xương nào dưới đây không cùng nhóm với những loại xương còn lại?

A. Xương bả vai

 

 

 

B. Xương đùi

C. Xương cánh chậu

D. Xương sọ

Câu 2:

Hồng cầu người có đặc điểm nào dưới đây?

A. Không có nhân

 

 

B. Hình đĩa

C. Lõm hai mặt

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 3:

 Khi nói về hệ tuần hoàn người, nhận định nào dưới đây là sai?

A. Máu trong tất cả các tĩnh mạch về tim đều là máu đỏ thẫm (giàu CO2)

 

 

 

B. Máu ở nửa tim bên trái là máu đỏ tươi (giàu O2)

C. Khi tâm thất phải co, máu được tống vào động mạch phổi

D. Khi tâm nhĩ trái co, máu được tống xuống tâm thất trái

Câu 4:

Dung tích sống của phổi không bao gồm

A. khí bổ sung.

 

 

 

B. khí dự trữ.

C. khí cặn.

D. khí lưu thông.

Câu 5:

Trong ống tiêu hóa ở người, cơ quan nào dưới đây tiêu hóa thức ăn cả về mặt hóa học và cơ học?

A. Thực quản

 

 

 

B. Dạ dày

C. Trực tràng

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 6:

Loại enzim nào dưới đây có khả năng tiêu hóa tinh bột?

A. Enzim amilaza

 

 

 

B. Enzim pepsin

C. Enzim lipaza

D. Enzim prôtêaza

Câu 7:

Cơ thể chỉ hấp thụ được canxi khi có mặt loại vitamin nào?

A. Vitamin E

 

 

 

B. Vitamin C

C. Vitamin D

D. Vitamin A

Câu 8:

Trong cơ thể người, cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết?

A. Ruột

 

 

 

B. Thận

C. Phổi

D. Da

Câu 9:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Chức năng chủ yếu của nhân xám ở … là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.

A. não trung gian

 

 

 

B. tiểu não

C. đại não

D. trụ não

Câu 10:

Hoocmôn nào do tuyến yên tiết ra và có chức năng điều khiển hoạt động của tuyến giáp?

A. TSH

 

 

 

B. FSH

C. LH

D. ACTH

Câu 11:

Ở cá kiếm, màu mắt do cặp gen A, a trội lặn hoàn toàn quy định. Khi cho cá kiếm mắt đen và mắt đỏ thuần chủng lai với nhau, đời F1 thu được toàn cá kiếm mắt đen. Cho cá kiếm F1 lai trở lại với cá mắt đỏ ở P, đời sau sẽ có kiểu hình như thế nào?

A. 3 mắt đen : 1 mắt đỏ

 

 

 

B. 1 mắt đen : 1 mắt đỏ

C. 100% mắt đen

D. 100% mắt đỏ

Câu 12:

Ở người, alen A quy định tóc xoăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; alen B quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt đen. Một cặp vợ chồng đều có tóc xoăn, mắt nâu sinh ra con tóc thẳng, mắt đen. Hỏi xác suất để cặp vợ chồng này sinh được người con tóc xoăn, mắt đen ở lần sinh thứ hai là bao nhiêu?

A. 9/16

 

 

 

B. 3/16

C. 5/16

D. 3/8

Câu 13:

Cho phép lai: AaBb x Aabb. Biết rằng cặp A-a trội lặn không hoàn toàn, cặp B – b trội lặn hoàn toàn, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con trong phép lai trên.

A. 1 : 2 : 1 : 1 : 1

 

 

 

B. 3 : 3 : 1 : 1

C. 1 : 1 : 2 : 2 : 1 : 1

D. 1 : 2 : 1 : 2 : 1

Câu 14:

Trong trường hợp 1 cặp gen quy định 1 cặp tính trạng, phép lai nào dưới đây chắc chắn cho đời con phân tính?

A. aa x aa

 

 

 

B. Aa x aa

C. AA x aa

D. AA x Aa

Câu 15:

Bộ NST lưỡng bội (2n) của các loài sinh vật đặc trưng bởi

A. màu sắc và kích thước.

 

 

 

B. màu sắc và số lượng.

C. hình dạng và kích thước.

D. số lượng và hình dạng.

Câu 16:

Ở người, một tế bào đang ở kì giữa của giảm phân 2. Hãy xác định số lượng và trạng thái của NST trong tế bào này.

A. 23 NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và co xoắn cực đại

B. 23 NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và co xoắn cực đại

 

 

C. 46 NST kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và co xoắn cực đại

D. 23 NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và dãn xoắn hoàn toàn

Câu 17:

Giảm phân 1 và nguyên phân khác nhau ở điểm nào dưới đây?

A. Sự biến mất và xuất hiện của màng nhân qua các kì

 

 

 

B. Sự phân hàng của NST khi sắp xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa

C. Mức độ co xoắn của NST ở kì giữa

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 18:

 Một tế bào sinh tinh mang kiểu gen AaBbCc khi giảm phân bình thường sẽ cho mấy loại tinh trùng có kiểu gen khác nhau?

A. 4

 

 

 

B. 8

C. 2

D. 16

Câu 19:

Một gen có 100 chu kỳ xoắn tiến hành nhân đôi liên tiếp 2 lần thì nhu cầu nuclêôtit loại G cần cung cấp là 2100. Hãy tính số nuclêôtit loại T của gen.

A. T = 300

 

 

 

B. T = 700

C. T = 400

D. T = 500

Câu 20:

Loại ARN nào có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp?

A. tARN

 

 

 

B. mARN

C. rARN

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 21:

Quá trình tái bản của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung

 

 

 

B. Nguyên tắc thứ bậc và nguyên tắc bán bảo toàn

C. Nguyên tắc kế thừa và nguyên tắc bán bảo toàn

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 22:

Phân tử prôtêin có bao nhiêu bậc cấu trúc?

A. 2

 

 

 

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 23:

Khi nói về đột biến gen, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

 

 

 

B. Là những biến đổi vô hướng, ngẫu nhiên, không thể xác định trước

C. Thường có hại đối với bản thân sinh vật

D. Di truyền lại cho thế hệ sau

Câu 24:

Một NST có trình tự gen là ABCDEFGH. Sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCABCDEFGH. Dạng đột biến nào sau đây có thể đã xảy ra?

A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

 

 

 

B. Thêm đoạn NST

C. Mất đoạn NST

D. Lặp đoạn NST

Câu 25:

Ở một loài thực vật có 2n =8 xét 4 cặp gen tương ứng với 4 cặp NST. Một tế bào sinh giao tử đực mang kiểu gen AaBbCcDd và sau giảm phân, người ta nhận thấy xuất hiện giao tử mang kiểu gen AABcD. Theo lý thuyết, phát biểu nào dưới đây là đúng

A. Khi giao tử này thụ tinh với giao tử mang kiểu gen abbCD sẽ phát sinh thể một nhiễm

B. Khi giao tử này thụ tinh với giao tử bình thường sẽ phát sinh thể ba nhiễm

 

 

C. Giao tử được tạo thành do rối loạn phân li trong giảm phân 1

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 26:

Thực tiễn cho thấy dạng đột biến nào dưới đây có thể làm tăng hoạt tính enzim thủy phân tinh bột ở một giống lúa mạch?

A. Chuyển đoạn NST

 

 

 

B. Đảo đoạn NST

C. Lặp đoạn NST

D. Mất đoạn NST

Câu 27:

Ở người, alen M quy định khả năng đông máu bình thường trội hoàn toàn so với alen m quy định máu khó đông (gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X). Một người phụ nữ bình thường có bố bị máu khó đông kết hôn cùng người đàn ông bình thường, họ sinh ra hai người con gái bình thường. Xác suất để hai người con này có một người mang gen bệnh, một người không mang gen bệnh là bao nhiêu?

A. 12,5%

 

 

 

B. 50%

C. 25%

D. 75%

Câu 28:

Vì sao quá trình nghiên cứu di truyền người lại gặp nhiều khó khăn?

A. Vì lý do xã hội nên không thể áp dụng các phương pháp như lai, gây đột biến

 

 

 

B. Vì người đẻ con ít

C. Vì người sinh sản muộn

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 29:

Bước cuối cùng trong phương pháp gây đột biến nhân tạo để tạo giống mới là gì?

A. Tạo dòng thuần

 

 

 

B. Lai kinh tế

C. Lai xa kèm đa bội hóa

D. Xử lý mẫu vật bằng các tác nhân gây đột biến

Câu 30:

Nhân bản vô tính hiện được áp dụng trên đối tượng nào sau đây?

A. Vi sinh vật

 

 

 

B. Thực vật

C. Động vật

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 31:

 Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau, hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại?

A. Hoa nhài

 

 

 

B. Xương rồng

C. Cỏ lạc đà

D. Bạch đàn

Câu 32:

 Động vật nào dưới đây sống trong môi trường đất?

A. Giun móc câu

 

 

 

B. Giun quế

C. Giun kim

D. Giun đũa

Câu 33:

Vi khuẩn lactic (có trong sữa chua) thuộc nhóm sinh vật nào dưới đây?

A. Sinh vật ưa siêu nhiệt

 

 

 

B. Sinh vật ưa lạnh

C. Sinh vật ưa nhiệt

D. Sinh vật ưa ấm

Câu 34:

Động vật nào dưới đây thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt?

A. Hải cẩu

 

 

 

B. Cá mập

C. Thằn lằn

D. Ếch cây

Câu 35:

Hiện tượng địa y sống bám trên thân cây gỗ phản ánh những mối quan hệ khác loài nào?

A. Cạnh tranh và kí sinh

 

 

 

B. Hội sinh và cộng sinh

C. Kí sinh và cộng sinh

D. Kí sinh và hội sinh

Câu 36:

Sinh vật nào dưới đây có thể đứng liền sau cỏ trong một chuỗi thức ăn?

A. Cáo

 

 

 

B. Dê

C. Gấu trắng

D. Vi khuẩn lam

Câu 37:

Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Bọ rùa → Ếch → Rắn → Vi khuẩn. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Sinh vật sản xuất trong chuỗi thức ăn này là vi khuẩn

 

 

 

B. Cỏ là thức ăn của bọ rùa

C. Thức ăn của rắn là ếch

D. Chuỗi thức ăn có 3 sinh vật tiêu thụ

Câu 38:

Độ đa dạng của quần xã được hiểu là

A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.

 

 

 

B. mức độ phong phú về số lượng cá thể trong quần xã.

C. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

D. khả năng biến đổi về mặt hình thái của các loài trong quần xã.

Câu 39:

Hiện tượng lương thực, thực phẩm bị nhiễm độc xuất phát từ nguyên nhân nào dưới đây?

A. Sử dụng sai loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc dùng thuốc không đảm bảo chất lượng

 

 

 

B. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều dẫn đến tồn đọng và dư thừa hóa chất trong lương thực, thực phẩm

C. Không tuân thủ quy định về thời gian thu hoạch rau củ quả sau khi sử dụng thuốc

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 40:

Dựa vào khả năng tái sinh, em hãy cho biết tài nguyên nào dưới đây không cùng nhóm với những tài nguyên còn lại?

A. Năng lượng thủy triều

 

 

 

B. Năng lượng gió

C. Than đá

D. Bức xạ mặt trời