Đề thi Vật Lí 6 học kì 2 (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dùng đòn bẩy để bẩy vật nặng lên ( hình vẽ). phải đặt lực tác dụng của người ở đâu để bẩy vật lên dễ nhất

A. ở A

B. ở B

C. ở C

D. Ở khoảng giữa điểm tựa O và lực tác dụng P của vật

Câu 2:

Lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc động

A. Bằng

B. Ít nhất bằng

C. Nhỏ hơn

D. Lớn hơn

Câu 3:

Khi đưa nhiệt độ từ 30°C xuống 5°C, thanh đồng sẽ:

A. Co ngắn lại

B. Dãn nở ra

C. Giảm thể tích

D. A và C đúng

Câu 4:

Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì

A. Vỏ quả bóng gặp nóng nở ra

B. Không khí bên trong quả bóng nở ra khi nhiệt độ tăng lên

C. Không khí bên trong quả bóng co lại

D. Nước bên ngoài ngám vào bên trong quả bóng

Câu 5:

Nhiệt kế nào dưới đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi

A. Nhiệt kế dầu trong bộ thí nghiệm vật lí 6

B. Nhiệt kế y tế

C. Nhiệt kế thủy ngân

D. Cả 3 loại nhiệt kế trên

Câu 6:

Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây

A. 100°C

B. 42°C

C. 37°C

D. 20°C

Câu 7:

Trường hợp nào sau đây không lien quan đến sự đông đặc

A. Tạo thành mưa đá

B. Đúc tượng đồng

C. Làm kem que

D. Tạo thành sương mù

Câu 8:

Trường hợp nào sau đây lien quan đến sự ngưng tụ?

A. Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước

B. Nước trong cốc cạn dần

C. Phơi quần áo cho khô

D. Sự tạo thành hơi nước

Câu 9:

Câu nào sau đây là sai khi nói về sự bay hơi?

A. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn

B. Mặt thoáng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng lớn

C. Gió càng mạnh thì tôc độ bay hơi càng lớn

D. Sự bay hơi xảy ra cả trên mặt thoáng lẫn bên trong lòng chất lỏng

Câu 10:

Thủy ngân trong phòng có nhiệt độ nóng chảy là – 39°C và nhiệt độ sôi là 357°C. Khi phòng có nhiệt độ 30°C thì thủy ngân tồn tại ở:

A. Chỉ ở thể lỏng

B. Chỉ ở thể hơi

C. ở cả thể lỏng và thể hơi

D. ở cả thể rắn, thể lỏng, thể hơi