Đề thi Vật Lí 9 Học kì 1 có đáp án (Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phần I. Trắc nghiệm

Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, thì cường độ dòng điện qua điện trở là 1,5A. Giá trị điện trở R là

A. R = 12Ω

B. R = 1,5Ω

C. R = 8Ω

D. R = 18Ω

Câu 2:

Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn cần các dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với vật cần đo?

A. Điện kế mắc song song với vật cần đo.

B. Vôn kế mắc nối tiếp với vật cần đo.

C. Ampe kế mắc nối tiếp với vật cần đo.

D. Ampe kế mác song song với vật cần đo.

Câu 3:

Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế UAB. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1 và U2. Hệ thức nào dưới đây là không đúng?

A. RAB = R1 + R2.

B. IAB = I1 = I2.

C. UAB = U1 + U2.

D. RAB = (R1.R2)/(R1 + R2)

Câu 4:

Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở R2 thì tỉ số R1/R2 bằng

A. l1/l2

B. l1.l2

C. l2/l1

D. l1 + l2

Câu 5:

Trên một biến trở có ghi 100Ω - 2A. Ý nghĩa của những con số đó là gì?

A. Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được.

B. Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.

C. Giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được.

D. Giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.

Câu 6:

Một dây điện trở R = 200(Ω) được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào 1 ấm nước sau 10 phút nhiệt lượng tỏa ra là 30000J. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế 2 đầu dây có giá trị là

A. I = 5A; U = 100(V).

B. I = 0,5A; U = 100(V).

C. I = 0,5A; U = 120(V).

D. I = 1A; U = 110(V).

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về tương tác giữa hai nam châm?

A. Các cực cùng tên hút nhau, các cực khác tên thì đẩy nhau.

B. Các cực khác tên thì hút nhau, các cực cùng tên cũng hút nhau.

C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau, song lực hút hay đẩy chỉ cảm thấy được khi chúng ở gần nhau.

D. Các cực hút nhau hay đẩy nhau tùy theo điều kiện cụ thể.

Câu 8:

Người ta sử dụng dụng cụ nào sau đây để nhận biết được từ trường.

A. Dùng điện kế.

B. Dùng các giác quan.

C. Dùng các điện tích dương treo trên dây tơ.

D. Dùng kim nam châm.

Câu 9:

Lực nào sau đây là lực điện từ, chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Lực tương tác của nam châm lên kim nam châm.

B. Lực tương tác của nam châm điện lên sắt, thép.

C. Lực tương tác giữa các nam châm điện.

D. Lực của từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua.

Câu 10:

Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín

A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện.

B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây.

C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện.

D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín.