Đề thi Vật Lí 9 Học kì 2 (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phần I. Trắc nghiệm

Máy phát điện xoay chiều gồm có các bộ phận chính nào dưới đây?

A. Nam châm vĩnh cửu và hai thanh quét.

B. Ống dây điện có lõi sắt và hai vành khuyên.

C. Cuộn dây dẫn và nam châm.

D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.

Câu 2:

Khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây dẫn ở hình 2 thì miếng sắt A ở trạng thái nào dưới đây?

Đề kiểm tra Vật Lí 9

A. Không bị hút, không bị đẩy.

B. Bị đẩy ra.

C. Bị hút chặt.

D. Bị hút, đẩy luân phiên.

Câu 3:

Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 2000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu?

A. 200V

B. 220V

C. 120V

D. 240V

Câu 4:

Chọn cách vẽ đúng trên hình sau.

Đề kiểm tra Vật Lí 9

A. Hình A

B. Hình B

C. Hình C

D. Hình D

Câu 5:

Chọn cách vẽ đúng trong hình sau.

Đề kiểm tra Vật Lí 9

A. Hình A

B. Hình B

C. Hình B và C

D. Hình C

Câu 6:

Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đi qua tiêu điểm.

B. Song song với trục chính.

C. Đi qua quang tâm.

D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 7:

Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15cm. Ảnh sẽ ngược chiều vật khi tiêu cự của thấu kính là

A. 40cm.

B. 30cm.

C. 20cm.

D. 10cm.

Câu 8:

Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì?

A. Làm tăng độ lớn của vật.

B. Làm ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.

C. Làm tăng khoảng cách đến vật.

D. Làm giảm khoảng cách đến vật.

Câu 9:

Mắt cận muốn nhìn rõ các vật ở vô cực mà không cần điều tiết thì phải đeo kính

A. hội tụ có tiêu cự f = OCv

B. hội tụ có tiêu cự f = OCC

C. phân kì có tiêu cự f = OCv

D. phân kì có tiêu cự f = OCc

Câu 10:

Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm là

A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 11:

Trong trường hợp nào dưới đây, chùm ánh sáng trắng không bị phân tích thành các chùm sáng có màu khác nhau? Cho chùm sáng trắng

A. đi qua một lăng kính.

 

B. phản xạ trên một gương phẳng.

C. phản xạ trên mặt ghi âm của một đĩa CD.

D. chiếu vào các váng dầu, mỡ hay bong bóng xà phòng.

Câu 12:

Để thu được ánh sáng màu đỏ ta phải làm như thế nào?

A. Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu trắng.

B. Chiếu ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ.

C. Cả hai cách A và B.

D. Chiếu ánh sáng trắng qua kính lọc màu khác màu đỏ.

Câu 13:

Nguồn năng lượng nào dưới đây chưa thể dùng cung cấp làm nhà máy điện.

A. Năng lượng của gió thổi.

B. Năng lượng của dòng nước chảy.

C. Năng lượng của sóng thần.

D. Năng lượng của than đá.

Câu 14:

Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng:

A. Làm tăng thể tích vật khác.

B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

D. Nổi được trên mặt nước .

Câu 15:

Dưới ánh sáng đỏ và dưới ánh sáng lục, ta thấy một dòng chữ có màu đen. Vậy, nếu ánh sáng trắng, dòng chữ ấy sẽ có màu:

A. đỏ

B. vàng

C. lục

D. xanh thẫm, tím hoặc đen.