Đề thi Vật lí ôn vào 10 có đáp án (Mới nhất) (Đề 7)
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.
A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh
B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến
C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo
D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến
Câu 2:
Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có N1 = 5000 vòng, cuộn thứ cấp có N2 = 625 vòng. Nối hai đầu cuộn sơ cấp vào mạng điện có hiệu điện thế U1 = 220V. Nếu nối hai đầu cuộn thứ cấp với điện trở 137,5Ω. Coi điện năng không bị mất mát. Dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp là
A. 0,2 A
B. 0,5 A
C. 1 A
D. 2A
Câu 3:
Các hình được vẽ cùng tỉ lệ. Hình vẽ nào mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Câu 4:
Một ấm điện hoạt động bình thường ở hiệu điện thế U = 220V và cường độ dòng điện qua bếp là I = 5A. Dùng bếp trên để đun sôi 3,5 lít nước ở 25OC thì mất 20 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K) và 1 lít nước nặng 1kg, hiệu suất của bếp là
A. 84%
B. 90 %.
C. 95%.
D. 80%
Câu 5:
Cho hai điện trở, R1 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là:
A. 40V
B. 10V
C. 30V
D. 25V
Câu 6:
Chiếu tia tới SI từ không khí tới mặt phân cách với thuỷ tinh. Trong các tia đã cho ở hình vẽ, tia nào là tia khúc xạ?
A. Tia 1
B. Tia 3
C. Tia 4
D. Tia 2
Câu 7:
Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 3,6m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2,5cm và cách vật kính 12 cm. Chiều cao của vật AB là:
A. 7,5 mm
B. 7,5 cm
C. 75 cm
D. 7,5 m
Câu 8:
Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là:
A. f = 5m
B. f = 5cm
C. f = 5mm
D. f = 5dm
Câu 9:
Vòng chạy quanh sân trường dài 400m. Hai học sinh chạy thi cùng xuất phát từ một điểm. Biết vận tốc của các em lần lượt là v1 = 4,8 m/s và v2 = 4 m/s. Thời gian ngắn nhất để hai em gặp nhau trên đường chạy là
A. 10 phút 30 giây
B. 1 phút 23 giây
C. 8 phút 20 giây
D. 5 phút 15 giây
Câu 10:
Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng:
A. Qua một lăng kính hoặc qua một thấu kính hội tụ
B. Qua một thấu kính hội tụ hoặc qua một thấu kính phân kì
C. Phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD hoặc qua một lăng kính
D. Qua một thấu kính phân kì hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD
Câu 11:
Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. S1R1 = S2R2
B.
C. R1R2 = S1S2
D. Cả ba hệ thức trên đều sai
Câu 12:
Một vật chuyển động khi chịu tác dụng của hai lực là lực kéo và lực cản, có đồ thị vận tốc như trên hình vẽ. Chọn nhận xét đúng về tỉ số giữa lực kéo và lực cản Fk/Fc.
A. Nhỏ hơn 1 trong giai đoạn AO
B. Lớn hơn 1 trong giai đoạn AB
C. Lớn hơn 1 trong giai đoạn BC
D. Bằng 1 trong giai đoạn AB
Câu 13:
Trong 30 ngày chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình mỗi ngày là 4 giờ, công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này là
A. 900 W
B. 360 W
C. 300 W
D. 750 W
Câu 14:
Một học sinh nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”. Lời phát biểu này đúng hay sai? Tại sao?
A. Đúng vì luôn có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây
B. Sai vì có trường hợp chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên
C. Đúng vì chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không sinh ra sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây
D. Sai vì luôn không có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây
Câu 15:
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình vẽ là RAB =10Ω, trong đó các điện trở R1 = 7Ω; R2 = 12Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào dưới đây?
A. 9Ω
B. 5Ω
C. 15Ω
D. 4Ω
Câu 16:
Ba quả cầu bằng thép nhúng trong nước như hình vẽ. Hỏi lực Ác – si –mét tác dụng lên quả cầu nào lớn nhất? Hãy chọn câu trả lời đúng:
A. Quả 3, vì nó ở sâu nhất
B. Quả 2, vì nó lớn nhất
C. Quả 1, vì nó nhỏ nhất
D. Bằng nhau vì đều bằng thép và đều nhúng trong nước
Câu 17:
Một bóng đèn có ghi (220V- 60W) mắc vào một nguồn điện. Khi đó cường độ dòng điện qua đèn là 0,18A thì ta thấy đèn sáng
A. bình thường
A. bình thường
B. sáng yếu
C. sáng mạnh
D. không sáng
Câu 18:
Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? Hãy chọn câu trả lời đúng:
A. Khối lượng của vật
B. Trọng lượng của vật
C. Cả khối lượng lần trọng lượng của vật.
D. Nhiệt độ của vật
Câu 19:
Năng lượng trong máy điện gió được biến đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của gió thực hiện công làm quay tuabin của động cơ, chuyển hóa thành điện năng
B. Cả 3 phương án đều sai
C. Năng lượng của gió chuyển hóa trực tiếp thành điện năng
D. Động năng của gió thực hiện công làm quay cánh quạt của động cơ, chuyển hóa thành điện năng
Câu 20:
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:
C. lực từ
B. lực hấp dẫn
C. lực từ
D. lực đàn hồi
Câu 21:
Trên bếp điện có ghi 220V – 880W. Hiệu điện thế để bếp hoạt động bình thường và cường độ dòng điện chạy qua bếp khi đó lần lượt là
A. 220 V và 5 A
B. 220 V và 4 A
C. 110 V và 8 A
D. 110 V và 2,5 A
Câu 22:
Nội dung định luật Ôm là:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây
Câu 23:
Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây. Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Khi có dòng điện đi qua ống dây thì kim điện kế:
A. Kim chỉ thị không dao động
B. Không xác định được kim chỉ thị có bị lệch hay đứng yên không dao động
C. Kim chỉ thị dao động và chỉ giá trị của dòng điện qua tấm sắt S
D. Kim chỉ thị bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chỉ thị
Câu 24:
Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t?
A.
B. Q = U.I.t
C.
D.
Câu 25:
Đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua. Hãy cho biết lực từ vẽ ở hình nào đúng?
a) b) c)
A. Hình b
B. Hình a
C. Cả 3 hình a, b, c
D. Hình c
Câu 26:
Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế của toàn mạch, hiệu điện thế qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. U = U1 = U2
B. U = U1 + U2
C. U U1 = U2
D. U1 U2
Câu 27:
Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách:
A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới
B. thay đổi đường kính của con ngươi
C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh
D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến con ngươi
Câu 28:
Quan sát hình vẽ và cho biết khi nào kim của ampe kế sẽ bị lệch (Tức là xuất hiện dòng điện cảm ứng)?
Chọn trường hợp đúng trong các trường hợp sau:
A. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến xuống dưới
B. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang
C. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến lên trên
D. Cả 3 trường hợp, kim của ampe kế đều bị lệch
Câu 29:
Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ:
A. càng lớn và càng gần thấu kính
B. càng nhỏ và càng gần thấu kính
C. càng lớn và càng xa thấu kính
D. càng nhỏ và càng xa thấu kính
Câu 30:
Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:
A. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ
B. Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ
C. Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc
D. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB
Câu 31:
Chọn phát biểu đúng khi so sánh giữa đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp
A. Cả hai đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
B. Phần quay là cuộn dây tạo ra dòng điện
C. Phần đứng yên là nam châm tạo ra từ trường
D. Đinamô dùng nam châm điện, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm vĩnh cửu
Câu 32:
Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
A. Đèn điện
B. Máy sấy tóc
C. Tủ lạnh
D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin
Câu 33:
Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm gì?
A. Là những đường thẳng song song, cách điều nhau và vuông góc với trục của ống dây
B. Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây
C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây
D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây
Câu 34:
Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện?
A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện
B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện
C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V
D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn
Câu 35:
Hai vật 1 và 2 có khối lượng m1 = 2m2 truyền nhiệt cho nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hai vật thay đổi một lượng là ∆t2 = 2∆t1. Hãy so sánh nhiệt dung riêng của các chất cấu tạo nên vật.
A. c1 = 2c2
B.
C. c1 = c2
D. Chưa thể các định được vì chưa biết t1 > t2 hay t1 < t2
Câu 36:
Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền
A.Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn
B. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn
C. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
D. Cả ba câu trên đều đúng
Câu 37:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công
B. Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công
C. Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công
D. Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công
Chọn A.
Ròng rọc cố định không cho ta lợi về công
Câu 38:
Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 1500 W
B. 500 W
C. 1000 W
D. 250 W
Câu 39:
Năng lượng trong pin mặt trời được chuyển hóa như thế nào?
A. Cơ năng thành điện năng
B. Nhiệt năng thành điện năng
C. Hóa năng thành điện năng
D. Quang năng thành điện năng
Câu 40:
Vật màu đỏ có đặc điểm nào dưới đây?
A. Tán xạ kém ánh sáng màu đỏ và tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác
B. Tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác
C. Tán xạ mạnh tất cả các màu
D. Tán xạ kém tất cả các màu