ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Bài tập về muối nitrat

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2trong không khí thu được sản phẩm gồm :

A.FeO, NO2, O2.

B.Fe2O3, NO2.

C.Fe2O3, NO2, O2.

D.Fe, NO2, O2.

Câu 2:

Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi ?

A.Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.              

B.Ba(NO3)2, Hg(NO3)2, LiNO3.

C.Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.          

D.Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.

Câu 3:

Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn 1 mol chất rắn nào sau đây mà khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là lớn nhất ?

A.Mg(NO3)2.

B.NH4NO3.

C.NH4NO2.                  

D.KNO3.

Câu 4:

Phản ứng nhiệt phân không đúng là :

A.2KNO3\[\mathop \to \limits^{{t^o}} \] 2KNO2+ O2.

B.NH4NO3\[\mathop \to \limits^{{t^o}} \] N2+ 2H2O.

C.NH4Cl \[\mathop \to \limits^{{t^o}} \] NH3+ HCl.     

D.2NaHCO3\[\mathop \to \limits^{{t^o}} \] Na2CO3+ CO2+  H2O.

Câu 5:

Để nhận biết ion NO3-người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4loãng và đun nóng, bởi vì :

A.Tạo ra khí có màu nâu.            

B.Tạo ra dung dịch có màu vàng.

C.Tạo ra kết tủa có màu vàng.      

D.Tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.

Câu 6:

Cho hai muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau :

X + Y  →  không xảy ra phản ứng

X + Cu  →  không xảy ra phản ứng

Y + Cu  →  không xảy ra phản ứng

X + Y + Cu  →  xảy ra phản ứng

X, Y là muối nào dưới đây ?

A.NaNO3và NaHCO3.

B.NaNO3và NaHSO4.

C.Fe(NO3)3và NaHSO4.

D.Mg(NO3)2và KNO3.

Câu 7:

Cho các dung dịch :

X1: dung dịch HCl 

X2: dung dịch KNO3

X3: dung dịch HCl + KNO3

X4: dung dịch Fe2(SO4)3

Các dung dịch không thể hòa tan được bột Cu là :

A.X2, X3, X4.     

B.X3, X4.

C.X2, X4.

D.X1, X2.

Câu 8:

Cho các mệnh đề sau :

1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

2) Ion NO3-có tính oxi hóa trong môi trường axit.

3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.

4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Các mệnh đề đúng là :

A.(1), (2), (3).                 

B.(2) và (4).

C.(2) và (3).

D.(1) và (2).

Câu 9:

Cho các phản ứng sau : (1) nhiệt phân Cu(NO3)2; (2) nhiệt phân NH4NO2;  (3) NH3+ O2(t0, xt); (4) NH3+ Cl2; (5) nhiệt phân NH4Cl; (6) NH3+ CuO. Các phản ứng tạo ra được N2

A.(3), (5), (6) 

B.(1), (3), (4)        

C.(1), (2), (5)     

D.(2), (4), (6)

Câu 10:

Phân biệt ba dung dịch axit NaCl ; NaNO3và Na3PO4bằng :

A.Quỳ tím  

B.NaOH 

C.Ba(OH)2

D.AgNO3

Câu 11:

Đem nung một lượng Cu(NO3)2sau một thời gian thì dừng lại làm nguội rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Khối lượng muối đã bị nhiệt phân là

A.0,50 gam            

B.0,49 gam         

C.9,40 gam                

D.0,94 gam

Câu 12:

Nhiệt phân hết 9,4 gam một muối nitrat của kim loại M được 4 gam chất rắn là oxit kim loại. Kim loại M là

A.Fe 

B.Cu  

C.Zn

D.Mg

Câu 13:

Nung nóng hết 27,3 gam hỗn hợp X gồm NaNO3và Cu(NO3)2rồi hấp thụ toàn bộ khí thu được vào H2O thấy có 1,12 lít khí (đktc) bay ra. Khối lượng Cu(NO3)2trong X là  

A.18,8 gam    

B.8,6 gam           

C.4,4 gam             

D.9,4 gam

Câu 14:

Nhiệt phân một lượng AgNO3được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là        

A.70%.

B.25%.   

C.60%.                   

D.75%.

Câu 15:

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:

A.Fe(NO3)2, H2O        

B.Fe(NO3)2, AgNO3

C.Fe(NO3)3, AgNO3

D.Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3