ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Cảm ứng ở thực vật

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra

A.nhanh, dễ nhận thấy    

B.chậm, khó nhận thấy

C.nhanh, khó nhận thấy    

D.chậm, dễ nhận thấy

Câu 2:

Hai kiểu hướng động chính là

A.Hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng về trọng lực)

B.Hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích)

C.Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích)

D.Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướg động âm (sinh trưởng hướng tới đất)

Câu 3:

Tính hướng đất âm cùa thân và hướng đất dương của rễ, được sự chi phối chủ yếu của nhân tố nào sau đây?

A.Kích tố sinh trưởng xitôkinin

B.Chất kìm hãm sinh trưởng êtilen.

C.Kích tố sinh trưởng auxin

D.Kích tố sinh trưởng gibêrelin

Câu 4:

Tác động nào của auxin dẫn đến kết quả hướng động của thân và rễ cây?

1. Kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào.

2. Tăng cường độ tổng hợp prôtêin của tế bào.

3. Tăng tốc độ phân chia của tế bào.

4. Làm tế bào lâu già.

A.1,3

B.1,2,4.

C.3

D.3,4.

Câu 5:

Auxin hoạt động như thế nào mà khi đặt cây nằm ngang, thì rễ cây hướng đất dương?

A.Auxin tập trung ở mặt trên, ức chế các tế bào mặt trên sinh sản, làm rễ hướng đất.

B.Auxin tập trung ở mặt trên, kích thích tế bào phân chia và lớn lên làm rễ uốn cong hướng tới đất.

C.Do tác động của trọng lực, auxin buộc rễ cây phải hướng đất.

D.Auxin có khối lượng rất nặng, chìm xuống mặt dưới của rễ, ức chế tế bào phân chia, làm rễ hướng xuống đất.

Câu 6:

Trồng cây trong một hộp kín có khoét một lỗ tròn. Sau thời gian ngọn cây mọc vươn về phía ánh sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh loại hướng động nào?

A.Hướng sáng âm

B.Hướng sáng dương.

C.Hướng sáng và Hướng gió

D.Hướng sáng.

Câu 7:

Khi không có ánh sáng, cây non

A.mọc vống lên và lá có màu vàng úa

B.mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ

C.mọc vống lên và lá có màu xanh

D.mọc bình thường và lá có màu vàng úa

Câu 8:

Thân cây đậu cô ve quấn quanh một cọc rào là ví dụ về:

A.ứng động sinh trưởng.

B.hướng tiếp xúc.

C.ứng động không sinh trưởng.

D.hướng sáng.

Câu 9:

Một ứng động diễn ra ở cây là do

A.Tác nhân kích thích một phía

B.Tác nhân kích thích không định hướng

C.Tác nhân kích thích định hướng

D.Tác nhân kích thích của môi trường.

Câu 10:

Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm nào ?

A.Có nhiều tác nhân kích thích

B.Tác nhân kích thích không định hướng

C.Có sự vận động vô hướng

D.Không liên quan đến sự phân chia tế bào

Câu 11:

Hiện tượng ứng động có vai trò:

A.Giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường

B.Giúp cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh

C.Giúp cây phát triển theo nhịp sinh học

D.Tất cả đều đúng

Câu 12:

Vận động nở hoa ở thực vật chịu sự chi phối chủ yếu bởi nhân tố nào của môi trường ngoài ?

A.Nồng độ CO2và O2

B.Ánh sáng

C.Độ ẩm không khí

D.Ánh sáng và nhiệt độ

Câu 13:

Loại hoa nào dưới đây có vận động nở hoa theo ánh sáng

A.Hoa nghệ tây, hoa dạ hương

B.Hoa mười giờ, hoa quỳnh

C.Họ hoa Cúc và hoa quỳnh

D.Hoa nghệ tây, hoa Tuylip

Câu 14:

Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. cơ chế của sự vận động cảm ứng này, dựa vào sự thay đổi của:

A.Các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật

B.Xung động thần kinh thực vật

C.Sức trương nước của tế bào

D.Cả A,B,C

Câu 15:

Cử động bắt mồi của thực vật có cơ chế tương tự với vận động nào sau đây của cây ?

A.Xòe lá của cây trinh nữ, cây họ đậu vào sáng sớm, khi mặt trời vừa lên

B.Xếp lá cây của cây họ đậu vào chiều tối

C.Xếp lá cây của cây trinh nữ khi có va chạm

D.Cả B và C

Câu 16:

Sự thay đổi áp suất trương nước làm lá cây trinh nữ thay đổi trạng thái vận động là do:

A.Sự thay đổi hoạt động của các khí khổng

B.Thay đổi nồng độ ion K+của không bào

C.Sự tăng cường quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của diệp lục

D.Thay đổi vị trí của các bào quan trong tế bào.

Câu 17:

Khi so sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây, phát biểu nào sau đây sai?

A.Đều là hình thức cảm ứng của cây, giúp cây thích nghi với môi trường.

B.Cơ sở tế bào học của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau.

C.Cơ quan thực hiện phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là khác nhau.

D.Hướng kích thích của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau.