ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một quần thể có cấu trúc như sau P : 17,34% AA : 59,32% Aa : 23,34% aa. Trong quần thể trên, sau khi xảy ra 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì kết quả nào sau đây không xuất hiện ở F3

A.tỉ lệ kiểu gen 22,09 % AA : 49,82 % Aa : 28,09 % aa

B.tần số tương đối của A/ a = 0,47 / 0,53

C.tỉ lệ thể dị hợp giảm và tỉ lệ thể đồng hợp tăng so với P

D.tần số alen A giảm và tần số alen a tăng lên so với P

Câu 2:

Phát biểu không chính xác khi nói về đặc điểm của quần thể ngẫu phối:

A.Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau và sự gặp gỡ giữa các giao tử xảy ra một cách ngẫu nhiên.

B.Đặc trưng của quần thể ngẫu phối là thành phần kiểu gen của quần thể chủ yếu tồn tại ở trạng thái đồng hợp.

C.Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ.

D.Quần thể ngẫu phối có khả năng bảo tồn các alen lặn gây hại và dự trữ các alen này qua nhiều thế hệ.

Câu 3:

Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó

A.Tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.

B.Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.

C.Tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.

D.Tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.

Câu 4:

Định luật Hacdi - Vanbec phản ánh:

A.Trạng thái động của quần thể.

B.Sự ổn định tần số tương đối các alen trong quần thể.

C.Sự cân bằng di truyền trong quần thể.

D.Cả B và C đúng.

Câu 5:

Nội dung cơ bản của định luật Hacđi - Vanbec là:

A.Trong quần thể, tần số tương đối của các alen ở mỗi gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.

B.Tỷ lệ các kiểu gen trong quần thể được duy trì ổn định.

C.Tỷ lệ các loại kiểu hình trong quần thể được duy trì ổn định.

D.Tỷ lệ dị hợp tử giảm dần, tỷ lệ đồng hợp tăng dần.

Câu 6:

Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra:

A.Tần số các alen và tỉ lệ các kiểu gen.

B.Thành phần các alen đặc trưng của quần thể

C.Vốn gen của quần thể.

D.Tính ổn định của quần thể.

Câu 7:

Định luật Hacđi – Vanbec chỉ đúng trong trường hợp:

1. Quần thể có số lượng cá thể lớn, giao phối ngẫu nhiên

2. Quần thể có nhiều kiểu gen, mỗi gen có nhiều alen

3. Các kiểu gen có sức sống và độ hữu thụ như nhau

4. Không phát sinh đột biến mới

5. Không có sự di cư và nhập cư giữa các quần thể

Phương án đúng là:

A.1, 3, 4, 5

B.1, 2, 3, 5

C.1, 2, 3, 4

D.2, 3, 4, 5

Câu 8:

Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể ở trạng thái chưa cân bằng thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?

A.Cho quần thể tự phối.

B.Cho quần thể giao phối tự do.

C.Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng.

D.Cho quần thể sinh sản hữu tính.

Câu 9:

Trong một quần thể ngẫu phối, khi các cá thể dị hợp tử chiếm ưu thế sinh sản, thì ở các thế hệ tiếp theo:

A.Các cá thể đồng hợp trội sẽ chiếm ưu thế.

B.Các cá thể đồng hợp trội bằng số lượng cá thể đồng hợp lặn.

C.Các cá thể đồng hợp lặn sẽ chiếm ưu thế.

D.Chỉ còn các cá thể dị hợp tử.

Câu 10:

Một quần thể cân bằng Hacđi-Vanbec. Tần số kiểu gen dị hợp lớn nhất khi nào?

A.Khi tần số alen trội bằng tần số alen lặn.

B.Khi tần số alen trội gần bằng 1 và tần số alen lặn gần bằng 0.

C.Khi tần số alen trội gần bằng 0 và tần số alen lặn gần bằng 1.

D.Khi tần số alen trội bằng 2 lần tần số alen lặn.

Câu 11:

Một quần thể có cấu trúc như sau P: 17,34%AA:59,32% Aa: 23,34%aa. Trong quần thể trên, sau khi xảy ra 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì kết quả nào sau đây không xuất hiện ở F3?

A.Tần số alen A giảm và tần số alen a tăng lên so với P

B.Tần số tương đối của A/a= 0,47/0,53

C.Tỷ lệ thể dị hợp giảm và tỷ lệ đồng hợp tăng so với P

D.Tỷ lệ kiểu gen 22,09% AA : 49,82% Aa : 28,09% aa

Câu 12:

Trong các quần thể sau, quần thể nào không ở trạng thái cân bằng?

A.72 cá thể có kiểu gen AA: 32 cá thể có kiểu gen ạa : 96 cá thể có kiểu gen Aa.

B.40 cá thể có kiểu gen đồng hợp trội, 40 cá thể có kiểu gen dị hợp, 20 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn.

C.25% ΑΑ: 50% Aa: 25% aa.

D.64% AA: 32% Aa: 4% aa.

Câu 13:

Một quần thể ngẫu phối có tần số Alen A = 0,4; a = 0,6. Ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec, cấu trúc di truyền của quần thể là.

A.0,16AA ; 0,48Aa : 0,36aa

B.0,16Aa ; 0,48AA : 0,36aa

C.0,36AA ; 0,48Aa : 0,16aa     

D.0,16AA ; 0,48aa : 0,36Aa

Câu 14:

Một quần thể ցiao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen là A và a, trong đó số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. Tần số các alen A và a trong quần thể này lần lượt là:

A.0,38 và 0,62

B.0,6 và 0,4

C.0,4 và 0,6

D.0,42 và 0,58

Câu 15:

Xét một quần thể thực vật cân bằng di truyền, cây bạch tạng có kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 0,0025 trong tổng số cá thể của quần thể. Cây không bị bạch tạng nhưng mang alen lặn chiếm tỉ lệ là:

A.0,25.

B.0,095

C.0,9975.

D.0,0475

Câu 16:

Ở ոgười, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là:

A.0,25%

B.0,025%

C.0,0125%

D.0,0025%

Câu 17:

Ở một loài giao phối, xét 4 quần thể cách ly sinh sản với nhau có thành phần kiểu gen như sau

Quần thể 1: 0,49 AA: 0,42 Aa: 0,09  aa

Quần thể 2: 0,50 AA: 0,25 Aa: 0,25  aa

Quần thể 3: 0,64 AA: 0,32 Aa: 0,04  aa

Quần thể 4: 0,60 AA: 0,30 Aa: 0,10  aa

Các quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền  là:

A.2 và 3

B.3 và 4

C.1 và 3.

D.1 và 4.

Câu 18:

Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 84%. Theo lý thuyết, các cây kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể chiếm tỉ lệ

A.64%

B.42%

C.52%

D.36%

Câu 19:

Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,2 AA: 0,8Aa. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể này là

A.0,4

B.0,8

C.0,2

D.0,6

Câu 20:

Ở thực vật, alen B quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen b quy định là xẻ thùy. Trong quần thể đang cân bằng di truyền, cây lá nguyên chiếm tỉ lệ 96%. Theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể  này là

A.0,32 BB : 0,64 Bb : 0,04 bb.

B.0,36 BB : 0,48 Bb : 0,16 bb.

C.0,04 BB : 0,32 Bb : 0,64 bb.

D.0,64 BB : 0,32 Bb : 0,04 bb.