ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Đột biến số lượng NST

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây?

A.Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.            

B.Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.

C.Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.

D.Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.

Câu 2:

Thể nào sau đây không phải là thể lệch bội?

A.Thể 3 nhiễm trên NST thường.

B.Người bị bệnh Đao

C.Thể không nhiễm trên NST giới tính

D.Người bị bệnh ung thư máu.

Câu 3:

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng? 

A.Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

B.Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

C.Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

D.Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

Câu 4:

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm kép. Số NST trong tế bào là?

A.22

B.23

C.25

D.26

Câu 5:

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm. Tính số NST các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau I số nhiễm sắc thể trong tế bào là?

A.25 NST đơn

B.25 NST kép

C.28 NST đơn

D.28 NST kép

Câu 6:

Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có

A.Hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2.

B.Ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+1 và 2n-1.

C.Hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1.

D.Ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2

Câu 7:

Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?

A.12

B.13

C.24

D.48

Câu 8:

Đậu Hà lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà lan chứa 15 nhiễm sắc thể, có thể tìm thấy ở

A.thể một

B.thể không

C.thể ba

D.thể bốn

Câu 9:

Một tế bào của thể đột biến thuộc thể ba nguyên phân liên tiếp 5 lần đã lấy ở môi trường nội bào 279 NST. Loài này có thể có nhiều nhất bao nhiêu loại thể một khác nhau ?

A.5

B.10

C.8

D.4

Câu 10:

Một loài động vật có bộ NST 2n=12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 40 tế bào có cặp NST số 3 không phân li trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ

A.49%

B.2%

C.49,5%

D.98%

Câu 11:

Một cá thể có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdEeXY. Trong quá trình giảm phân I của các tế bào sinh tinh có 0,015% số tế bào không phân ly ở cặp nhiễm sắc thể Aa; 0,012% số tế bào khác không phân li ở cặp nhiễm sắc thể Dd; giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường. Biết trong quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng. Theo lí thuyết, số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra từ cá thể trên là bao nhiêu?

A.64.

B.48.

C.128.

D.96.

Câu 12:

Xét một cặp gen Bb của một cơ thể lưỡng bội đều dài 4080Å, alen B có 3120 liên kết hidro và alen b có 3240 liên kết hidro. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể 2n + 1 và có số nucleotit thuộc các alen B và alen b là A = 1320 và G = 2280 nucleotit. Kiểu gen đột biến lệch bội nói trên là

A.BBB

B.bbb

C.BBb.

D.Bbb.

Câu 13:

Đặc điểm của thể đa bội là

A.Cơ quan sinh dưỡng bình thường.

B.Cơ quan sinh dưỡng to.

C.Dễ bị thoái hóa giống.

D.Tốc độ sinh trưởng phát triển chậm.

Câu 14:

Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là:

A.Không có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ)

B.Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau.

C.Hàm lượng ADN ở trong tế bào sinh dưỡng tăng lên so với dạng lưỡng bội.

D.Bộ nhiễm sắc thể tồn tại theo từng cặp tương đồng.

Câu 15:

Đột biến đa bội tạo khả năng khắc phục tính bất thụ của cơ thể lai xa. Cơ sở khoa học của điều đó là: Đột biến đa bội làm cho

A.Các nhiễm sắc thể được tồn tại theo từng cặp tương đồng.

B.Các nhiễm sắc thể trượt dễ hơn trên thoi vô sắc.

C.Tế bào cây lai có kích thước lớn hơn dạng lưỡng bội.

D.Cây gia tăng sức sống và khả năng sinh trưởng.

Câu 16:

Trên một cây hầu hết các cành có lá bình thường, duy nhất một cành có lá to. Cắt một đoạn cành lá to này đem trồng, người ta thu được cây có tất cả lá đều to. Giả thuyết nào sau đây giải thích đúng hiện tượng trên:

A.Cây lá to được hình thành do đột biến đa bội.

B.Cây lá to được hình thành do đột biến gen.

C.Cây lá to được hình thành do đột biến lệch bội.

D.Cây lá to được hình thành do đột biến cấu trúc

Câu 17:

Dưới đây là một số đặc điểm của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể:

1. Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch.

2. Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình.

3. Xảy ra một cách ngẫu nhiên.

4. Đa số đột biến ở trạng thái lặn nên khó phát hiện.

Có bao nhiêu điểm khác biệt giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể?

A.1

B.2

C.3

D.4

Câu 18:

Đột biến được ứng dụng để cấy gen của NST loài này sang NST loài khác là:

A.Lặp đoạn NST.  

B.Đột biến dị bội thể.    

C.Chuyển đoạn trên một NST.

D.Đột biến đa bội thể

Câu 19:

Loài cải củ có 2n = 18. Thể đơn bội của loài có số NST trong tế bào là:

A.18

B.27

C.9

D.36

Câu 20:

Cơ thể mang kiểu gen Aaa giảm phân bình thường có thể tạo ra các loại giao tử nào sau đây?

A.AA, Aa, aa

B.AAa, Aa, a.

C. A, Aa, aa, a.

D.AA, A, Aa, a

Câu 21:

Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là

A.Số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40

B.Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau

C.Các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể.

D.Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.

Câu 22:

Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.

Xét các khẳng định sau đây:

Sau phân bào, số tế bào con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số tế bào con sinh ra từ tế bào 2

Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.

Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB.

Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau.

Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội.

Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

A.3

B.5

C.4

D.2

Câu 23:

Chất cônxixin thường được dùng để gây đột biến đa bội ở thực vật, do cônxixin có khả năng

A.kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển

B.tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào

C.tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ

D.cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho nhiễm sắc thể không phân li

Câu 24:

Phép lai có thể tạo ra con lai mang kiểu gen AAAa, nếu bố mẹ xảy ra giảm phân bình thường là:

A.P : AAAa x AAAa.    

B.P : AAaa x AAa. 

C. P: AAAa x AAaa

D.Tất cả các phép lai trên.

Câu 25:

Cho các phép lai sau:

(1) 4n x 4n → 4n.              

(2) 4n x 2n → 3n.        

(3) 2n x 2n → 4n.      

(4) 3n x 3n → 6n.

Có bao nhiêu phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa?

A.3

B.1

C.2

D.4

Câu 26:

Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về đột biến nhiễm sắc thể?

(1) Nếu tất cả các nhiễm sắc thể không phân li ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử thì có thể tạo thể tứ bội.

(2) Ở thực vật, sự không phân li một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng có thể hình thành thể khảm.

(3) Ở thực vật lai xa kèm đa bội hóa tạo thể tự đa bội.

(4) Trong quá trình phân bào giảm phân tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li tạo giao tử đột biến, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường có thể tạo ra thể đa bội.

A.3.

B.4.

C.2.

D.1.