ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Gen và mã di truyền

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

A.Anticodon.

B.Gen.

C.Mã di truyền.

D.Codon.

Câu 2:

Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:

A.Guanin(G).

B.Uraxin(U).

C.Ađênin(A).

D.Timin(T).

Câu 3:

Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit là 3’AGXTTAGXA5’. Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn Gen trên là:

A.3’TXGAATXGT5’

B.5’AGXTTAGXA3’

C.5’TXGAATXGT3’

D.5’UXGAAUXGU3’

Câu 4:

Cho các nhận xét sau về mã di truyền:

(1)     Số loại axit amin nhiều hơn số bộ ba mã hóa.

(2)     Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin (trừ các bộ ba kết thúc).

(3)     Có một bộ ba mở đầu và ba bộ ba kết thúc.

(4)     Mã mở đầu ở sinh vật nhân thực mã hóa cho axit amin mêtiônin.

(5)     Có thể đọc mã di truyền ở bất cứ điểm nào trên mARN chỉ cần theo chiều 5' – 3'.

Có bao nhiêu nhận xét đúng:

A.3

B.1

C.2

D.4

Câu 5:

Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một axit amin trừ 2 cođon nào sau đây:

A.3’AUG5’, 3’UUG5’        

B.3’AUG5’, 3’UGG5’.

C.3’GUA5’, 5’UGG3’        

D.5’UXA3’, 5’UAG3’

Câu 6:

Có các phát biểu sau về mã di truyền:

(1). Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin.

(2). Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền.

(3). Với ba loại nuclêotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 27 cođon mã hóa các axit amin.

(4). Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG 3’.

Phương án trả lời đúng là

A.(1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) sai.

B.(1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.

C.(1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng.

D.(1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) sai

Câu 7:

Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là:

A.64/125

B.4/125

C.16/125

D.1/125

Câu 8:

Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 5 chủng đột biến sau đây:

Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.

Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất  chức năng.

Chủng IV: Đột biến ở vùng Operator làm cho chất ức chế không bám vào được.

Chủng V: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.

Khi môi trường có đường lactôzơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?

A.1

B.4

C.2

D.3

Câu 9:

Hai chuỗi pôlynuclêôtit trong phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết

A.Peptit.

B.photphodieste.

C.Cộng hóa trị.

D.hiđrô.

Câu 10:

Mã di truyền không có đặc điểm nào sau đây?

A.Mã di truyền có tính phổ biến.

B.Mã di truyền là mã bộ 3.

C.Mã di truyền có tính thoái hóa.

D.Mã di truyền đặc trưng cho từng loài

Câu 11:

Một gen có chiều dài 5100 Å có tổng số nuclêôtit là

A.3000

B.3600

C.2400

D.4200

Câu 12:

Mạch thứ nhất của gen có 10%A, 20%T; mạch thứ hai có tổng số nuclêôtit G với X là 910. Chiều dài của gen (được tính bằng nanomet) là:

A.4420

B.884

C.442

D.8840

Câu 13:

Một mạch của gen có khối lượng bằng 6,3.106đvC, số nuclêôtit của gen nói trên là:

A.2100

B.4200

C.21000

D.42000

Câu 14:

Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có tỉ lệ để tổng hợp một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chuỗi polinucleotit này.Trong tổng số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp có số loại (T+X) chiếm: 

A.

B.

C.

D.

Câu 15:

Trên một mạch của gen có tỉ lệ A:T:X:G = 4:2:2:1. Tỉ lệ của gen là:

A.3

B.2

C.4

D.1

Câu 16:

Trên một mạch của một gen có 20%T,  22%X, 28%A. Tỉ lệ mỗi loại nuclêôtit của gen là:

A.A=T=24%, G=X=26%

B.A=T=24%, G=X=76%

C.A=T=48%, G=X=52%

D.A=T=42%, G=X=58%

Câu 17:

Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là: 

A.1500

B.2100

C.1200

D.1800

Câu 18:

Một đoạn ADN chứa 1600 nuclêôtit, tỉ lệ nuclêôtit loại A là 35%, loại G là 25%, xác định số liên kết hidro trong đoạn ADN này?

A.2320

B.1160

C.0

D.4640

Câu 19:

Tổng số nuclêôtit của gen là 1500 thì số liên kết cộng hóa trị giữa các đơn phân trên gen là bao nhiêu?

A.799

B.1499

C.1498

D.2998

Câu 20:

Một gen có chiều dài 0,255 micromet thì số liên kết cộng hóa trị trong gen là bao nhiêu?

A.799

B.1499

C.1498

D.2998

Câu 21:

Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen là:

3’ ATGAGTGAXXGTGGX 5’

Đoạn gen này có:

A.Tỷ lệ A+G/T+X = 9/6

B.39 liên kết Hidro

C.30 cặp nuclêôtit

D.14 liên kết cộng hóa trị.

Câu 22:

Một ADN có A = 450, tỷ lệ A/G = 3/2. Số nucleotit từng loại của ADN là

A.A=T=450; G=X=600

B.A=T=600; G=X=900

C.A=T=450; G=X=300

D.A=T=300; G=X=450

Câu 23:

Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 10% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là:

A.10%.

B.30%

C.20%

D.40%

Câu 24:

Liên kết giữa các nuclêôtit trên một mạch polinuclêôtit là loại liên kết

A.Peptit

B.hiđrô

C.Hóa trị

D.Phôtphodieste