ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Hô hấp ở thực vật

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hô hấp là quá trình

A.Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể

B.Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

C.Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2và O2, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

D.Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 2:

Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

A.Rễ.       

B.Thân.       

C.Lá.       

D.Quả

Câu 3:

Giai đoạn đường phân diễn ra tại

A.Ti thể

B.Tế bào chất

C.Lục lạp

D.Nhân.

Câu 4:

Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được

A.2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

B.1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

C. phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH

D.2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH

Câu 5:

Chu trình Crep diễn ra trong

A.Chất nền của ti thể.    

B.Tế bào chất

C.Lục lạp.    

D.Nhân.

Câu 6:

Chuỗi truyền electron tạo ra

A.32 ATP.       

B.34 ATP.       

C.36 ATP

D.38 ATP.

Câu 7:

Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là

A.Rượu etylic + CO2+ năng lượng.

B.Axit lactic + CO2+ năng lượng

C.Rượu etylic + năng lượng.

D.Rượu etylic + COhoặc Axit lactic 

Câu 8:

Trong giai đoạn hoặc con đường hô hấp nào sau đây ở thực vật, từ một phân tử glucôzơ tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất ?

A.Chuỗi truyền electron hô hấp

B.Đường phân

C.Chu trình Crep

D.Phân giải kị khí

Câu 9:

Sự lên men có thể xảy ra ở cơ thể thực vật trên cạn trong trường hợp nào sau đây?

A.Cây bị ngập úng.

B.Cây sống nơi ẩm ướt.

C.Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh

D.Cây bị khô hạn.

Câu 10:

Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng:

A.Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2.

B.Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.

C.Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.

D.Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3

Câu 11:

Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã bố trí một thí nghiệm như hình vẽ dưới đây. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Đổ thêm nước sôi ngập hạt mầm vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm thì lượng kết tủa trong ống nghiệm càng nhiều.

(2). Có thể thay thế hạt nảy mầm bằng hạt khô và nước vôi trong bằng dung dịch NaOH loãng thì kết quả thí nghiệm không thay đổi.

(3). Do hoạt động hô hấp của hạt nên lượng CO2 tích luỹ trong bình ngày càng nhiều.

(4). Thí nghiệm chứng minh nước vừa là sản phẩm, vừa là nguyên liệu của hô hấp.

A.4.

B.3.

C.1.  

D.2.

Câu 12:

Hình bên mô tả thời điểm bắt đầu thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Thí nghiệm được thiết kế đúng chuẩn quy định. Dự đoán nào sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?

A.giọt nước màu trong ống mao dẫn bị đẩy dần sang vị trí số 6,7,8.

B.Nhiệt độ trong ống chứa hạt nảy mầm không đổi.

C.Một lượng vôi xút chuyển thành canxi cacbonat.

D.Nồng độ khí oxi trong ống chứa hạt nảy mầm tăng nhanh.