ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Monosaccarit
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?
A.Glucozơ.
B.Mantozơ.
C.Saccarozơ.
D.Fructozơ.
Dữ kiện thực nghiệm nào không dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ ?
A.Hoà tan Cu(OH)2ở nhiêt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam.
B.Tác dụng với AgNO3/NH3tạo kết tủa Ag
C.Tạo este chứa 5 gốc axit trong phân tử.
D.Lên men thành ancol (rượu) etylic.
Để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A.AgNO3/NH3, to.
B.Kim loại K.
C.Anhiđrit axetic.
D.Cu(OH)2/NaOH, to.
Tính chất của glucozơ là : kết tinh (1), có vị ngọt (2), thủy phân trong nước (3), thể hiện tính chất của poliancol (4), thể hiện tính chất của axit (5), thể hiện tính chất của anđehit (6), thể hiện tính chất của ete (7). Những tính chất đúng là :
A.(1), (2), (4), (6).
B.(1), (2), (3), (7).
C.(3), (5), (6), (7).
D.(1), (2), (5), (6).
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A.Dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2ở nhiệt độ thường.
B.Dung dịch AgNO3/NH3oxi hoá glucozơ thành amoni gluconat và tạo ra bạc kim loại.
C.Dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng có Ni làm xúc tác, sinh ra sobitol.
D.Glucozo không tác dụng với Cu(OH)2
Để xác định trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ, có thể dùng phản ứng hoá học là :
A.Phản ứng cộng hiđro.
B.Phản ứng lên men rượu etylic.
C.Phản ứng tráng gương.
D.Phản ứng thuỷ phân.
Cho các phản ứng sau:
1. glucozơ + Br2→
2. glucozơ + AgNO3/NH3, t0 →
3. Lên men glucozơ →
4. glucozơ + H2/Ni, t0→
5. glucozơ + (CH3CO)2O, có mặt piriđin →
6. glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/OH-ở t0thường →
Các phản ứngthuộc loại phản ứng oxi hóa khửlà:
A.1, 2, 3, 4, 5, 6.
B.1, 2, 4.
C.1, 2, 3, 5.
D.1, 2, 3, 4, 6.
Chọn sơ đồ phản ứng đúng của glucozơ
A.C6H12O6+ Cu(OH)2→→kết tủa đỏ gạch
B.C6H12O6\[\mathop \to \limits^{men} \]2CH3–CH(OH)–COOH.
C.C6H12O6+ CuO → Dung dịch màu xanh.
D.C6H12O6\[\mathop \to \limits^{men} \]2C2H5OH + 2CO2.
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A.CH3CHO và CH3CH2OH.
B.CH3CH2OH và CH3CHO.
C.CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
D.CH3CH2OH và CH2=CH2.
Trong thực tế người ta dùng chất nào để tráng gương ?
A.CH3CHO.
B.HCOOCH3.
C.Glucozơ.
D.HCHO.
Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
A.Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực
B.Tráng gương, tráng phích
C.Nguyên liệu sản xuất ancol etylic
D.Nguyên liệu sản xuất PVC
Công thức nào sau đây là của fructozơ ở dạng mạch hở ?
A.CH2OH–(CHOH)3–COCH2OH.
B.CH2OH–(CHOH)2–CO–CHOH–CH2OH.
C.CH2OH–(CHOH)4–CHO.
D.CH2OH–CO–CHOH–CO–CHOH–CHOH.
Fructozơ không phản ứng được với
A.H2/Ni, nhiệt độ.
B.Cu(OH)2.
C.[Ag(NH3)2]OH.
D.Dung dịch brom.
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A.Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
B.Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
C.Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở.
D.Metyl αα-glicozit không thể chuyển sang dạng mạch hở.
Fructozơ và Glucozơ
A.đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.
B.đều có nhóm –CHO trong phân tử
C.là hai dạng thù hình của cùng một chất.
D.trong dung dịch, đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
Fructozơ và glucozơ phản ứng với chất nào sau đây tạo ra cùng một sản phẩm ?
A.H2/Ni, to.
B.Cu(OH)2(tothường).
C.Dung dịch brom.
D.O2(to, xt).
Fructozơ phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau đây ?
(1) H2(Ni, to),
(2) Cu(OH)2ở nhiệt độ thường,
(3) AgNO3/NH3(to),
(4) dung dịch nước Br2 (Cl2),
(5) (CH3CO)2O (to, xt).
A.(1), (2), (3), (5).
B.(1), (2), (3), (4), (5).
C.(1), (2), (4), (5).
D.(1), (3), (4), (5).
Khi bị ốm, mất sức nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là:
A.glucozo
B.fructozo
C.saccarozo
D.mantozo
Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt CuSO45% và 1 ml dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch, giữ lại kết tủa.
Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
Cho các nhận định sau:
(a) Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.
(b) Thí nghiệm trên chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề.
(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng saccarozơ thì thu được kết quả tương tự.
(d) Ở bước 3, kết tủa bị hòa tan, dung dịch chuyển sang màu tím.
Số nhận định đúng là
A.4
B.1
C.2
D.3
Thực hiện thí nghiệm theo hình vẽ sau:
Thí nghiệm trên chứng minh cho kết luận nào về cấu tạo glucozơ?
A.Glucozơ có 6 nguyên tử cacbon
B.Glucozơ có nhóm chức anđehit
C.Glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề
D.Glucozơ có 5 nhóm OH
Để chứng minh glucozo có tính oxi hóa cần cho glucozo tác dụng với các chất nào sau đây?
A.Cu(OH)2ở tothường.
B.Nước Br2.
C.AgNO3/NH3, to.
D.H2(xt Ni, to).
Có các dung dịch mất nhãn sau: axit axetic, glixerol, etanol, glucozo. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch này là:
A.Quỳ tím
B.AgNO3/NH3
C.CuO
D.Quỳ tím, AgNO3/NH3, Cu(OH)2
Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozo:
(1) Thêm 3-5 giọt glucozo vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3cho đến khi kết tủa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70oC trong vài phút.
(4) Cho 1ml AgNO31% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng là
A.4, 2, 1, 3.
B.1, 4, 2, 3.
C.1, 2, 3, 4.
D.4, 2, 3, 1.