ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Phản ứng cộng của anken

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Mac-côp-nhi-côp sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

A.CH3-CH2-CHBr-CH2Br.     

B.CH2Br-CH2-CH2-CH2Br.     

C.CH3-CH2-CHBr-CH3.

D.CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Câu 2:

Anken C4H8có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?

A.2

B.1

C.3

D.4

Câu 3:

Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H(dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:

A.xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en

B.but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.

C.xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.      

D.2-metylpropen, cis -but-2-en và xiclobutan.

Câu 4:

Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8tác dụng với H2O (H+, to) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ?

A.2

B.4

C.6

D.5

Câu 5:

Anken thích hợp để điều chế ancol (CH3CH2)3C-OH là

A.3-etylpent-2-en.       

B.3-etylpent-3-en.       

C.3-etylpent-1-en.                

D.3,3- đimetylpent-1-en.

Câu 6:

Số cặp đồng phân cấu tạo anken ở thể khí (đkt) thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là

A.6

B.3 

C.5

D.4

Câu 7:

Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất 1 ml hexan và ống thứ hai 1 ml hex-1-en. Lắc đều cả hai ống nghiệm, sau đó để yên hai ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là:

A.Có sự tách lớp các chất lỏng ở cả hai ống nghiệm.

B.Màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất

C.Ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu.

D.A, B, C đều đúng.

Câu 8:

Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:

A.0,05 và 0,1.                    

B.0,12 và 0,03.

C.0,1 và 0,05.                    

D.0,03 và 0,12.

Câu 9:

2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:

A.etilen

B.but-2-en.         

C.but-1-en.            

D.2,3-đimetylbut-2-en.

Câu 10:

Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là:

A.25% và 75%.                         

B.40% và 60%.

C.33,33% và 66,67%.                

D.35% và 65%

Câu 11:

Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử C và đều ở thể khí ở đktc. Cho hỗn hợp X đi qua nước Br2dư thì thể tích khí Y còn lại bằng nửa thể tích X, còn khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X. CTPT A, B và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp X là

A.40% C2H6và 60% C2H4.                     

B.50% C4H10và 50% C4H8

C.50% C3H8và 50% C3H6                                                 

D.50% C2H6và 50% C2H4

Câu 12:

Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là:

A.but-1-en.         

B.but-2-en.             

C.Propilen.                 

D.Etilen.

Câu 13:

Hỗn hợp A gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn V lít A thu được 13,44 lít CO2ở đktc.  Mặt khác A làm mất màu vừa hết 40 gam Br2. CTPT của 2 anken và phần trăm thể tích tương ứng là

A.50% C2H4và 50% C3H6

B.60% C2H4, 40% C3H6

C.50% C3H6và 50% C4H8

D.60% C4H8và 40% C5H10

Câu 14:

Hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho 1,68 lit khí X cho qua dung dịch brom làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa  brom thấy còn lại 1,12 lit khí. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit khí X rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch nước vôitrong dư thu được 12,5 gam kết tủa. Công thức phân tử của các hiđrocacbonlần lượt là:

A.CH4, C2H4

B.CH4, C3H6

C.CH4, C4H8

D.C2H6, C3H6

Câu 15:

Một hỗn hợp A gồm một anken X và một ankan Y có cùng số nguyên tửcacbon trong phân tử và cùng số mol. Cho m gam hỗn hợp A làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch brom 20%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp trên thu được 0,6 mol CO2.  X và Y có công thức phân tử là:

A.C2H4, C2H6

B.C3H6, C3H8

C.C5H10, C5H12

D.C4H8, C4H10

Câu 16:

Trộn 1 mol anken X với 1,6 mol H2rồi dẫn hỗn hợp qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Dẫn hỗn hợp Y vào brom dư thấy có 0,2 mol Br2đã phản ứng. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là

A.20%.

B.50%.

C.80%.

D.70%.

Câu 17:

Hỗn hợp X gồm H2, C2H4, C3H6có tỉ khối so với H2và 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2bằng 10. Tổng số mol H2đã phản ứng là

A.0,07 mol.

B.0,925 mol.

C.0,015 mol.

D.0,075 mol

Câu 18:

Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2có tỉ khối so với H2bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2(các thể tích đo ở cùng điều kiện) là

A.5,23.     

B.9,71.    

C.5,35.     

D.10,46.

Câu 19:

Cho H2và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là

 

A.C2H4

B.C3H6

C.C4H8

D.C5H10
Câu 20:

Hỗn hợp khí X gồm H2và C2H4có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là

A.20%.     

B.25%.     

C.50%.

D.40%.

Câu 21:

Hỗn hợp khí X gồm H2và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với Hbằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:

A.CH3CH=CHCH3                                              

B.CH2=CHCH2CH3.                             

C.CH2=C(CH3)2.

D.CH2=CH2.