ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học tự nhiên - Quang hợp ở thực vật

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng:

A.Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.

B.Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

C.Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.

D.Thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.

Câu 2:

Sản phẩm của pha sáng gồm:

A.ATP, NADPH VÀ O2.    

B.ATP, NADPH VÀ CO2.

C.ATP, NADP+ VÀ O2.   

D.ATP, NADPH.

Câu 3:

Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2thành cacbonhidrat là

A.ATP và NADPH

B.NADPH, O2

C.H2O; ATP

D.ATP và ADP, ánh sáng mặt trời

Câu 4:

Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở

A.Màng ngoài

B.Màng trong.

C.Chất nền (strôma).    

D.Tilacôit.

Câu 5:

Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là

A.RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).    

B.AlPG (alđêhit photphoglixêric).

C.AM (axit malic).    

D.APG (axit photphoglixêric).

Câu 6:

Nhóm thực vật C3 được phân bố

A.Hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.

B.Ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

C.Ở vùng nhiệt đới.

D.Ở vùng sa mạc.

Câu 7:

Thực vật C4 được phân bố

A.Rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

B.Ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

C.Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

D.Ở vùng sa mạc.

Câu 8:

Ở thực vật C4, giai đoạn đầu cố định CO2

A.Và giai đoạn tái cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.

B.Và giai đoạn cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.

C.Diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch; còn giai đoạn tái cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.

D.Diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu; còn giai đoạn tái cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

Câu 9:

Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?

A.Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.

B.Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.

C.Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.

D.Cả B và C.

Câu 10:

Những đặc điểm nào dưới đây đúng với thực vật CAM?

(1) Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng như dứa, thanh long…

(2) Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương...

(3) Giai đoạn cố định CO2tạm thời và tái cố định CO2theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.

(4) Giai đoạn cố định CO2diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.

Phương án trả lời đúng là:

A.(1) và (3).    

B.(1) và (4).   

C.(2) và (3).    

D.(2) và (4).

Câu 11:

Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm?

A.Vì ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2

B.Vì ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho hoạt động của nhóm thực vật này

C.Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm.

D.Vì ban đêm, khí khổng mới mở ra, ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.

Câu 12:

Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước làm giảm cường độ quang hợp (cây A).(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.(4) Cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.Phương án trả lời đúng là:

A.(1), (2) và (3)    

B.(1), (2) và (4)

C.(2), (3) và (4)    

D.(1) , (3) và (4)

Câu 13:

Sử dụng đồng vị phóng xạ C14trong CO2để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật. Tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây (hình bên):

Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp CO2có chứa đồng vị phóng xạ C14vào môi trường. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.

Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2mang đồng vị phóng xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng cung cấp CO2nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.

Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y lần lượt là:

A.APG; RiDP

B.APG; AlPG 

C.Axit pyruvic; Glucozo 

D.ATP; Glucozo

Câu 14:

Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4và CAM giống nhau ở

A.các phản ứng xảy ra trong pha tối.

B.các phản ứng xảy ra trong pha sáng.

C.sản phẩm cố định CO2đầu tiên là APG.

D.chất nhận CO2đầu tiên là ribulôzơ 1,5 diphotphat.

Câu 15:

Pha tối của quá trình quang hợp ở hai nhóm thực vật C4và CAM không có chung đặc điểm nào sau đây?

A.Sản phẩm cố định CO2đầu tiên là hợp chất 4C.

B.Trải qua chu trình Canvin.

C.Diễn ra trong lục lạp của cùng một loại tế bào thịt lá.

D.Chất nhận CO2đầu tiên là phôtphoenolpiruvic.

Câu 16:

Nguyên tố khoáng nào sau đây đóng vai trò trong việc giúp cân bằng ion, quang phân ly nước ở cơ thể thực vật?

A.Kali

B.Clo

C.Sắt

D.Molipden

Câu 17:

Oxi thải ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ đâu?

A.Trong giai đoạn cố định CO2.

B.Tham gia truyền electron cho các chất khác.

C.Trong quá trình quang phân ly nước

D.Trong quá trình thủy phân nước.