ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Các vùng kinh tế trọng điểm

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

A.quặng bô –xit.

B.dầu khí.

C.sinh vật biển.

D.đất đỏ badan.

Câu 2:

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh (thành phố) là

A.Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

B.Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị.

C.Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

D.Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Câu 3:

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

A.Vĩnh Phúc.

B.Hưng Yên.

C.Đà Nẵng.

D.Quảng Ninh.

Câu 4:

 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các sân bay nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A.Nội Bài, Đà Nẵng, Chu Lai.

B.Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai.

C.Cát Bi, Phú Quốc, Cam Ranh.

D.Đà Nẵng, Phú Bài, Tân Sơn Nhất.

Câu 5:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết, vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành?

A.Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

B.Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

C.Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

D.Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam.

Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết, vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có GDP bình quân đầu người cao nhất?

A.Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

B.Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

C.Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

D.Cả 3 vùng đều có bình quân GDP/người bằng nhau.

Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) từ cao đế thấp như sau:

A.Miền Trung, phía Bắc, phía Nam.

B.Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.

C.Phía Nam, miền Trung, phía Bắc.

D.Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.

Câu 8:

Đâu không phải  là đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm?

A.bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố.

B.hội tụ đầy đủ các thế mạnh.

C.có tỉ trọng lớn trong GDP cả nước.

D.cố định về ranh giới theo thời gian.

Câu 9:

Điểm tương tự nhau về thế mạnh của ba vùng kinh tế trọng điểm là đều có

A.trình độ dân trí và mức sống của dân cư tương đối cao.

B.là nơi tập trung các đô thị vừa và nhỏ của nước ta

C.có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với nền văn minh lúa nước.

D.những thuận lợi nhất cả nước về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật.

Câu 10:

Thế mạnh giống nhau giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

A.nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao.

B.Lịch sử khai thác lâu đời.

C.Tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất.

D.Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào.

Câu 11:

Hướng chủ yếu trong công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ không phải là

A.phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao.

B.hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

C.phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.

D.tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, ngân hàng, du lịch.

Câu 12:

Vùng kinh tế trọng điểm mới được thành lập năm 2009 là

A.Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

B.Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

C.Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

D.Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) từ cao đế thấp như sau:

A.Miền Trung, phía Bắc, phía Nam.

B.Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.

C.Phía Nam, miền Trung, phía Bắc.

D.Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.

Câu 14:

Phương hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc không phải là

A.phát triển các khu vực công nghiệp tập trung.

B.đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

C.nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao.

D.chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỉ trọng các ngành khai thác.