ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là
A.Dùng người Việt đánh người Việt
B.Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
C.Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường
D.Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ
Trong chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì để chia rẽ khối đoàn kết 3 nước Đông Dương?
A.Thỏa hiệp với các nước lớn
B.Khơi sâu sự khác biệt về lịch sử- văn hóa
C.Sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích trong quá trình xâm lược Lào, Campuchia
D.Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc để ngăn cản sự chi viện cho Lào, Campuchia
Lực lượng quân đội nào đã phối hợp với quân đội Việt Nam đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn- 719” (1971) của quân đội Mĩ và Việt Nam Cộng hòa?
A.Quân đội miền Bắc
B.Quân đội Lào
C.Quân đội Campuchia
D.Quân đội Lào và Campuchia
Cuộc tiến công nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?
A.Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968
B.Cuộc phản công Lam Sơn 719 năm 1971
C.Tiến công chiến lược năm 1972
D.Điện Biên Phủ trên không năm 1972
Hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng miền Nam trong năm 1972 là
A.Tây Nguyên
B.Đông Nam Bộ
C.Liên khu V
D.Quảng Trị
Nguyên nhân khách quan nào khiến Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”?
A.Sự thất bại của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”
B.Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam dâng cao ở Mĩ
C.Tác động của xu thế hòa hoãn Đông- Tây
D.Tranh thủ mâu thuẫn trong khối các nước xã hội chủ nghĩa
Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 là
A.Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
B.Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
C.Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
D.Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Trong chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969-1973) đối tượng chiến tranh của Mĩ đã có sự biến đối như thế nào?
A.Tăng cường chiến tranh ở Lào
B.Lôi kéo Campuchia vào quỹ đạo cuộc chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương
C.Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
D.Bắt đầu tiến hành chiến tranh xâm lược Lào
Sự kiện chính trị nào đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ?
A.Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia
B.Hội nghị bộ trưởng ba nước Đông Dương
C.Liên minh chống Mĩ được thành lập
D.Phối hợp phản công giữa quân đội Việt Nam với quân dân Lào và Campuchia
Tại sao có thể khẳng định, so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là một bước lùi của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam?
A.Không leo thang lên chiến tranh tổng lực mà quay trở lại với hình thức tăng cường của “chiến tranh đặc biệt”
B.Quân đội Sài Gòn tiếp tục được sử dụng là lực lượng nòng cốt
C.Quy mô chiến tranh được mở rộng ra đoàn Đông Dương
D.Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” tiếp tục được khai thác triệt để
Đâu không phải là điểm tương đồng về thủ đoạn mà Mĩ thực hiện trong các chiến lược chiến tranh ở Việt Nam (1961-1973)
A.Tiến hành viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa
B.Tiền hành các cuộc càn quét, bình định để nắm đất, nắm dân
C.Sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh để che đậy bản chất cuộc chiến tranh
D.Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu được sử trong các chiến lược chiến tranh
Đâu không phải là điểm giống nhau giữa chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973)
A.Quy mô chiến tranh
B.Lực lượng quân đội nòng cốt
C.Tính chất chiến tranh
D.Kết quả
Sự kiện ngoại nào giữa các cường quốc trong những năm 1969-1973 đã có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?
A.Năm 1972, Mĩ và Liên Xô đã kí thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược
B.Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972
C.Tổng thống Mĩ Ních- xơn sang thăm Trung Quốc năm 1972
D.Năm 1973, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ đôi bờ mãi mãi ngàn năm”
Những câu thơ trên gợi cho anh (chị) nhớ đến trận chiến lịch sử nào vào mùa hè năm 1972?
A.Trận Khe Sanh
B.Trận thành cổ Quảng Trị
C.Trận đường 9- Nam Lào
D.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân
“Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta”. Nội dung trên được trích dẫn từ tư liệu nào?
A.Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng.
B.Thư chúc tết năm 1968 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
D.Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301
Trong giai đoạn 1969-1973, Mĩ có hành động nào sau đây ở Việt Nam?
A.Lôi kéo tất cả các nước châu Phi tham chiến.
B.Lôi kéo tất cả các nước châu Á tham chiến.
C.Vận động các nước Đông Âu tham chiến.
D.Rút quân đồng minh của Mỹ khỏi miền Nam.
Đề thi THPTQG-2021-mã đề 304
Trong giai đoạn 1969 – 1973, Mĩ có hành động nào sau đây ở Việt Nam?
A.Tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn.
B.Lôi kéo tất cả các nước châu Á tham chiến.
C.Vận động các nước Đông Âu tham chiếm.
D.Lôi kéo tất cả các nước châu Phi tham chiến.
Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302
Trong giai đoạn 1969 – 1973, Mĩ có hành động nào sau đây ở Việt Nam?
A.Thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
B.Lôi kéo tất cả các nước châu Á tham chiến.
C.Vận động các nước Đông Âu tham chiếm.
D.Lôi kéo tất cả các nước châu Phi tham chiến.
Đề thi THPTQG-2021-mã đề 303
Trong giai đoạn 1969-1973, Mĩ có hành động nào sau đây ở Việt Nam?
A.Lôi kéo tất cả các nước châu Phi tham chiến.
B.Lôi kéo tất cả các nước châu Á tham chiến.
C.Vận động các nước Đông Âu tham chiếm.
D.Rút dần lực lượng quân Mĩ khỏi miền Nam.