ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

“Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần” là âm mưu của Mĩ trong chiến lược quân sự nào

A.Chiến tranh đơn phương

B.Chiến tranh đặc biệt

C.Chiến tranh cục bộ

D.Việt Nam hóa chiến tranh

Câu 2:

Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?

A.Quân đội Mĩ

B.Quân đội Việt Nam Cộng hòa

C.Quân đồng minh của Mĩ

D.Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ

Câu 3:

Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là

A.Tìm diệt

B.Càn quét

C.Dồn dân lập ấp chiến lược

D.Tìm diệt và bình định

Câu 4:

Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ?

A.Chiến thắng Núi Thành (1965)

B.Chiến thắng Vạn Tường (1965)

C.Thắng lợi của cuộc phản công trong 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967

D.Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

Câu 5:

Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là

A.Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ

B.Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

C.Đông Nam Bộ và Liên khu V

D.Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ

Câu 6:

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), cuộc chiến đấu nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?

A.Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972

B.Phong trào “Đồng khởi” năm 1959 - 1960

C.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968

D.Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972

Câu 7:

Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1968?

A.Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”

B.Do tác động củacuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

C.Do tác động của phong trào “Đồng Khởi”

D.Do thất bại của “Chiến lược chiến tranh đặc biệt”

Câu 8:

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là

A.Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch

B.Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam

C.Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”

D.Là đòn phủ đầu đối với quân Mĩ và quân đồng minh khi mới vào Việt Nam

Câu 9:

Khả năng đánh thắng quân Mĩ tiếp tục được thể hiện trong trận chiến nào của quân dân miền Nam sau chiến thắng Vạn Tường (1965)?

A.Trận Núi Thành (1965)

B.Cuộc phản công hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967

C.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

D.Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966

Câu 10:

Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?

A.Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ

B.Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược

C.Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc

D.Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari

Câu 11:

Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh sau đòn tấn công bất ngờ ở tết Mậu Thân năm 1968?

A.Phong trào phản đối chiến tranh ở Mĩ dâng cao

B.Mĩ không thể bẻ gãy được “xương sống” của Việt Cộng

C.Ý chí xâm lược của Mĩ bị lung lay

D.Quân đội Sài Gòn đủ khả năng tự đứng vững trên chiến trường

Câu 12:

Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) và chiến thắng Vạn Tường (1965)?

A.Chứng tỏ sự trưởng thành của quân giải phóng miền Nam.

B.Làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.

C.Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch.

D.Chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ.

Câu 13:

So với phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ có điểm gì mới?

A.Mục tiêu đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ.

B.Sự tham gia đông đảo của tín đồ Phật tử và "đội quân tóc dài”.

C.Sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo.

D.Kết quả của các cuộc đấu tranh làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn.

Câu 14:

Đâu không phải là điểm mới của chiến lược “chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở Việt Nam?

A.Lực lượng quân đội tham chiến

B.Quy mô chiến tranh

C.Tính chất chiến tranh

D.Thủ đoạn chiến tranh

Câu 15:

Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là

A.Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn

B.Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa

C.Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất

D.Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn

Câu 16:

Tại sao trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” Mĩ đã đưa quân đội trực tiếp tham chiến nhưng vẫn được coi là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới?

A.Do Mĩ đã sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh

B.Do quân Mĩ chỉ đóng vai trò hỗ trợ quân đội Việt Nam Cộng hòa trong các cuộc hành quân

C.Do quân Mĩ chỉ đóng quân ở Việt Nam trong thời gian ngắn

D.Do mục đích tham chiến của quân Mĩ là để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa

Câu 17:

“Ánh sáng sao” là cuộc hành quân nằm trong chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ở miền Nam Việt Nam

A.Chiến tranh đơn phương

B.Chiến tranh đặc biệt

C.Chiến tranh cục bộ

D.Việt Nam hóa chiến tranh

Câu 18:

Những câu thơ sau đây là hiệu lệnh tiến công của trận chiến nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)

“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Thắng trận tin vui khắp nước nhà

Nam- Bắc thi đua đánh giặc Mĩ

Tiến lên!  Toàn thắng ắt về ta.”

A.Phong trào Đồng Khởi 1959-1960

B.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

C.Cuộc tiến công chiến lược 1972

D.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

Câu 19:

Nghệ thuật quân sự nào của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã được Bộ chính trị Trung ương Đảng kế thừa phát huy từ cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945?

A.Diễn ra đồng loạt trên các đô thị miền Nam

B.Tranh thủ thời cơ thuận lợi để tiến công giành thắng lợi quyết định

C.Kết hợp giữa tiến công quân sự của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng

D.Đánh vào nơi mạnh nhất của kẻ thù

Câu 20:

Một phong trào thanh niên được phát động trong năm 1965 ở miền Nam?

A.Phong trào "Hai giỏi".

B.Phong trào "Ba sẵn sàng".

C.Phong trào "Năm xung phong".

D.Phong trào thi đua đạt danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mĩ".

Câu 21:

Ý nghĩa quan trọng nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là gì?

A.buộc Mĩ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta.

B.mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

C.buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại Miền Bắc.

D.đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh.

Câu 22:

Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965 - 1968, tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ?

A.Trận Vạn Tường (18 - 8 - 1965).

B.Chiến thắng mùa khô (1965 - 1966).

C.Chiến thắng mùa khô (1966 - 1967).

D.Tổng tiến công tết Mậu Thân (1968).