ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước nào?

A.Đức, Áo- Hung

B.Đức, Italia, Nhật Bản

C.Italia, Hunggari, Áo

D.Mĩ, Liên Xô, Anh

Câu 2:

Đứng trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?

A.Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức

B.Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ

C.Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít

D.Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít

Câu 3:

Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Liên minh phát xít, chính phủ Mĩ đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?

A.Kêu gọi các nước tư bản dân chủ liên minh lại để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít

B.Liên kết với Liên Xô để chống chủ nghĩa phát xít

C.Theo chủ nghĩa biệt lập và không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ

D.Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình

Câu 4:

Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã có động thái gì?

A.Kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau

B.Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít

C.Đứng về phía các nước Êtiôpia, nhân dân Tây Ban Nha, Trung quốc chống xâm lược

D.Đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức

Câu 5:

Vì sao chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ lại có thái độ nhượng bộ các lực lượng phát xít?

A.Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít.

B.Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô

C.Đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, đảm bảo lợi ích của nước mình.

D.Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít

Câu 6:

Sự kiện nào sau đây được coi là đỉnh cao sự nhượng bộ của Anh và Pháp với các thế lực phát xít?

A.Hội nghị Tam cường

B.Hội nghị Muy-ních

C.Hiệp ước Xô- Đức không xâm lược lẫn nhau

D.Hội nghị Pốt-xđam

Câu 7:

Vì sao các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít?

A.Lực lượng của khối liên minh phát xít quá mạnh

B.Những thủ đoạn truyền mị dân của Đức đã làm mềm lòng các nước đế quốc, lừa bịp được các nước Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô

C.Không có một đường lối, một hành động thống nhất trước những hành động của Liên minh phát xít

D.Các nước tư bản dân chủ và Liên Xô quá chủ quan, không quan tâm đến sự bành trướng thế lực của chủ nghĩa phát xít

Câu 8:

Tại sao Đức lại kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?

A.Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô.

B.Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô.

C.Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận

D.Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức

Câu 9:

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là

A.Do sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của các nước tư bản

B.Do sự mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa

C.Do cuộc khủng hoảng về kinh tế chính trị của các nước tư bản

D.Sự dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước đế quốc

Câu 10:

Nhân tố nào đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?

A.Sự ra đời và lên nắm quyền của các lực lượng phát xít ở một số nước

B.Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhtơn

C.Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

D.Chính sách dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ

Câu 11:

Từ con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, theo anh(chị) bài học quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới là gì?

A.Phải giải hài hòa lợi ích giữa các quốc gia dân tộc

B.Phải có sự thống nhất về đường lối đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến

C.Phải có sự nhân nhượng phù hợp với các thế lực hiếu chiến

D.Chấp nhận hi sinh lợi ích của dân tộc để đổi lấy hòa bình

Câu 12:

Bản chất sự liên kết giữa các nước trong “phe Trục” là gì?

A.Liên minh các nước thực dân.

B.Liên minh các nước tư bản dân chủ.

C.Liên minh các nước phát xít.

D.Liên minh các nước thuộc địa.

Câu 13:

Mục đích chủ yếu nhất khiến cho Liên Xô kí với Đức Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau là:

A.Muốn có thời gian hòa bình để chuẩn bị và xây dựng lực lượng đối phó với phát xít Đức sau này.

B.Không muốn rơi vào tình trạng cùng một lúc phải đối phó với hai thế lực đế quốc và phát xít.

C.Để tìm đồng minh chống lại Anh, Pháp, Mĩ.

D.Không muốn bị lôi kéo vào chiến tranh đế quốc.

Câu 14:

Hậu quả lớn nhất của Hiệp định Muyních là

A.Liên Xô bị cô lập.

B.Không cứu được hòa bình mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

C.Chiến tranh thế giới bắt đầu giữa Ba Lan và Đức.

D.Đức tấn công Liên Xô.