ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Đất nước nhiều đồi núi

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Địa hình nước ta đa dạng là do tác động của

A.khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

B.nội lực và ngoại lực

C.nhiều chu kỷ vận động nâng lên và hạ xuống

D.xâm thực và bồi tụ.

Câu 2:

Nhân tố nào sau đây là chủ yếu giúp thiên nhiên nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới?

A.Vị trí giáp biển, kho nhiệt ẩm khổng lồ điều hòa

B.Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang đón nhiều khối khí.

C.Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

D.Địa hình nhiều đồi núi song chủ yếu đồi núi thấp.

Câu 3:

Hạn chế lớn nhất của vùng đồi núi đá vôi nước ta là

A.nhiều nguy cơ phát sinh động đất. 

B.dễ xảy ra nạn cháy rừng.

C.dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô.

D.dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.

Câu 4:

Đặc điểm khác biệt của Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam là

A.có nhiều đỉnh núi hơn

B.địa hình cao hơn.

C.hai sườn núi ít bất đối xứng hơn.

D.sườn núi dốc hơn.

Câu 5:

Vào mùa đông, vùng đồi núi thấp khu Tây Bắc ít lạnh và khô hơn khu Đông Bắc, do

A.khu Tây Bắc ở vĩ độ thấp hơn khu Đông Bắc

B.khu Tây Bắc nằm sâu trong nội địa

C.bức chắn dãy Hoàng Liên Sơn hướng tây bắc - đông nam cản ảnh hưởng gió mùa mùa đông

D.địa hình khu Tây Bắc hiểm trở và phức tạp hơn khu Đông Bắc

Câu 6:

Đặc điểm thiên nhiên nào sau đây thể hiện sự khác nhau của vùng núi Đông Bắc so với Tây Bắc

A.Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.

B.Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.

C.Mùa đông lạnh đến sớm hơn các vùng núi thấp.

D.Mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.

Câu 7:

Điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta là

A.địa hình chia làm 3 dải rõ rệt chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

B.địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích

C. phía đông là vùng núi cao đồ sộ, nhiều đỉnh vượt trên 3000m

D. gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

Câu 8:

Hướng núi tây bắc và vòng cung của nước ta được quy định bởi

A.cường độ của vận động nâng lên.

B.hướng của các mảng nền cổ.

C.hình dạng lãnh thổ đất nước.   

D.vị trí địa lí của nước ta.

Câu 9:

Hướng vòng cung của vùng núi Đông Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng?

A.Khí hậu cận xích đạo gió mùa có hai mùa mưa - khô rõ rệt.

B.Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

C.Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng nhất về mùa hạ.

D.Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước ta.

Câu 10:

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn do

A.Đồi núi nước ta có địa hình hiểm trở.

B.Đồi núi nước ta có sự phân bậc rõ rang.

C.Đồi núi thấ chiếm ưu thế tuyệt đối.

D.Đồi núi chạy dài suốt lãnh thổ.

Câu 11:

Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là:

A.Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

B.Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc

C.Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D.Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.

Câu 12:

Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là:

A.dãy Hoàng Liên Sơn

B.dãy Hoành Sơn

C.sông Cả

D.dãy Bạch Mã

Câu 13:

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:

A.Gồm các khối núi và cao nguyên

B.Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

C.Có bốn cánh cung 

D.Địa hình thấp và hẹp ngang.

Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào:

A.Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

B.Hà Tĩnh và Quảng Bình.

C.Quảng Trị và Quảng Bình.

D.Thanh Hóa và Nghệ An

Câu 15:

Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:

A.Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông

B.Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam

C.Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam

D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.