ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Đô thị hóa

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đô thị cổ đầu tiên của nước ta là

A.Phú Xuân.

B.Phố Hiến.

C.Cổ Loa.

D.Tây Đô.

Câu 2:

Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là:

A.Thương mại, du lịch.

B.Hành chính, quân sự.

C.Du lịch, công nghiệp.

D.Công nghiệp, thương mại.

Câu 3:

Từ Cách mạng tháng Tăm năm 1945 – 1954, quá trình đô thị hóa

A.diễn ra nhanh, các đô thị thay đổi nhiều.

B.các đô thị thay đổi chậm, nhiều đô thị mở rộng.

C.diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.

D.diễn ra nhanh, các đô thị lớn xuất hiện nhiều.

Câu 4:

Năm 2006, vùng nào sau đây của nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất?

A.Đồng bằng sông Hồng.

B.Đồng bằng sông Cửu Long.

C.Bắc Trung Bộ.

D.Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 5:

Hai đô thị đặc biệt của nước ta là

A.Hà Nội, Hải Phòng.

B.Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

C.TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

D.Hà Nội, Cần Thơ.

Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là

A.Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

B.Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ.

C.Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.

D.Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Câu 7:

Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 - 1975 có đặc điểm:

A.Phát triển rất mạnh trên cả hai miền.

B.Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.

C.Quá trình đô thị hoá bị chửng lại do chiến tranh.

D.Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại.

Câu 8:

Hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay được chia thành:

A.3 loại.

B.4 loại.

C.5 loại.

D.6 loại.

Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương ?

A.Hải Phòng.

B.Huế.

C.Đà Nẵng.

D.Cần Thơ.

Câu 10:

Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là

A.công nghiệp hoá phát triển mạnh.

B.quá trình đô thị hoá tự phát.

C.mức sống của người dân cao.

D.kinh tế phát triển nhanh.

Câu 11:

Đâu không phải là hậu quả của quá trình đô thị hoá tự phát ở nước ta ?

A.gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

B.ô nhiễm môi trường.

C.an ninh, trật tự xã hội.

D.nâng cao đời sống người .

Câu 12:

Tỉ lệ thị dân của nước ta chiếm chưa đến 1/3 dân số đã chứng tỏ

A.điều kiện sống ở nông thôn tốt hơn.

B.nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

C.trình độ đô thị hoá thấp.

D.điều kiện sống ở thành thị còn nhiều hạn chế.

Câu 13:

Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế là

A.tạo việc làm cho người lao động.

B.chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C.tăng thu nhập cho người dân.

D.tạo ra thị trường có sức mua lớn.

Câu 14:

Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?

A.Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.

B.Trình độ đô thị hóa thấp.

C.Tỉ lệ dân thành thị tăng.

D.Phân bố đô thị đều giữa các vùng.

Câu 15:

Các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có chức năng là

A.là các trung tâm kinh tế.

B.trung tâm chính trị - hành chính.

C.văn hóa - giáo dục.

D.tổng hợp.

Câu 16:

Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

A.phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

B.xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.

C.hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.

D.xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.

Câu 17:

Nhận định không đúng về đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam là

A.Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.

B.Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị.

C.Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.

D.Lỗi sống thành thị phổ biến rộng rãi.