ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành kinh tế nào của Nhật Bản?
A.Công nghiệp
B.Nông nghiệp
C.Thương nghiệp
D.Tài chính- ngân hàng
Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A.Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật
B.Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thấ nghiệp cho người dân
C.Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài
D.Tham khảo và vận dụng Chính sách mới của Mĩ
Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược khu vực nào?
A.Hàn Quốc
B.Trung Quốc
C.Triều Tiên
D.Đài Loan
Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX?
A.Đảng Dân chủ Tự do
B.Đảng Xã hội
C.Đảng Dân chủ
D.Đảng Cộng sản
Năm 1933, Nhật bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là
A.Chính phủ hộ pháp
B.Trung Hoa Dân quốc
C.Mãn Châu Quốc
D.Chính phủ quốc dân
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có tác động như thế nào đến quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở quốc gia này?
A.Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách thống trị của chủ nghĩa quân phiệt
B.Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản
C.Góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước
D.Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này
Yếu tố nào tác động làm sụt giảm trầm trọng nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX?
A.Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Nhật Bản
B.Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản
C.Chính sách quản lí lỏng lẻo của Nhà nước
D.Sự đầu tư không hiệu quả của Nhà nước vào các ngành kinh tế
Ý nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả xã hội mà khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 gây ra ở Nhật Bản?
A.Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém.
B.Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người.
C.Đời sống của các tầng lớp lao động khốn đốn.
D.Mâu thuẫn xã hội vẫn được kiểm soát bằng những chính sách quân phiệt của Nhà nước.
Đâu không phải là thách thức Nhật Bản phải đối mặt từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX?
A.Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế
B.Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu
C.Giải quyết tình trạng nhập cư
D.Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa
Nguyên nhân chủ yếu nào thôi thúc giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc trong đầu những năm 30 của thế kỉ XX?
A.Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc có nguy cơ bị mất
B.Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản
C.Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc
D.Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh
Cách thức tiến hành quân phiệt hóa ở Nhật Bản có điểm gì khác so với Đức?
A.Chuyển từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
B.Chuyển từ chế độ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.
C.Quân phiệt hóa bộ máy chế độ chuyên chế Thiên hoàng và xâm lược thuộc địa.
D.Quân phiệt hóa bộ máy chế độ Mạc Phủ và xâm lược thuộc địa.
Đâu không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?
A.Do Nhật Bản có quá ít thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường
B.Do tâm lý bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn
C.Do ảnh hưởng truyền thống quân phiệt
D.Do sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến cho quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật diễn ra lâu dài?
A.Do sự bất đồng trong giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh
B.Do sự phát triển của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản
C.Do sự can thiệp của các thế lực đế quốc vào Nhật Bản
D.Do sự bất đồng giữa Thiên hoàng và chính phủ về cách thức thoát khỏi khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 có tác động như thế nào đến các tập đoàn tư bản độc quyền ở Nhật Bản?
A.Làm phá sản hàng loạt các tập đoàn tư bản lớn
B.Thu hẹp lĩnh vực kiểm soát của các tập đoàn tư bản
C.Tăng cường vai trò, quyền lực của các tập đoàn tư bản về kinh tế - chính trị
D.Làm giảm quyền lực chính trị của các tập đoàn tư bản
Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 1929-1939 là
A.tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc
B.chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ hai
C.theo đuổi lập trường chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
D.trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài lãnh thổ
Mặt trận Nhân dân được thành lập ở Nhật Bản là kết quả của
A.Cuộc vận động, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân
B.Cuộc biểu tình phản đối chính sách thống trị của nhà nước
C.Cuộc vận động đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
D.Cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền Nhật Bản
Điểm giống nhau về mưu đồ trong quan hệ quốc tế giữa hai nước phát xít Đức và Nhật Bản là gì?
A.Đều bất mãn với hệ thống Vécxai - Oasinhtơn
B.Đều có âm mưu dùng vũ lực và chiến tranh để chia lại thế giới.
C.Đều có âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
D.Đều có âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
Điểm khác trong quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước của nước Đức so với Nhật Bản là
A.thông qua các cuộc cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội.
B.sự chuyển giao quyền lực từ giai cấp tư sản sang thế lực phát xít.
C.thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
D.sự liên minh giữa giai cấp tư sản và thế lực phát xít.