ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Nước Mĩ

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Mục tiêu bao quát nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là

A.Đẩy lùi phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.

B.Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

C.Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh.

D. Thực hiện “Chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới.

Câu 2:

Đâu không phải mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1945-1973?

A.Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

B.Đàn áp phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C.Khống chế, chi phối các nước đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.

D.Thực hiện mục tiêu tấn công Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 3:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào đi đầu cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp?

A.Nhật Bản.

B.Liên Xô.        

C.Mỹ.

D.Ấn Độ.

Câu 4:

Mĩ đã sử dụng chiêu bài nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”?

A.Ủng hộ độc lập dân tộc.

B.Thúc đẩy dân chủ.

C.Chống chủ nghĩa khủng bố.

D.Tự do, tín ngưỡng.

Câu 5:

Yếu tố nào tác động khiến năm 1973 nền kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng và suy thoái?

A. Thế giới diễn ra cuộc khủng hoảng năng lượng.

B.Mĩ chỉ đầu tư cho lĩnh vực quân sự.

C.Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D.Sự phát triển không có kế hoạch khiến cung vượt quá cầu.

Câu 6:

Nội dung nào trở thành mối lo ngại lớn nhất của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng mở rộng.

B.Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

C.Nhật Bản, Tây Âu vươn lên thành những trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

D.Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.

Câu 7:

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A.Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

B.Tăng cường đẩy mạnh hợp tác với các nước khác.

C.Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

D.Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.

Câu 8:

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301

Trong những năm 1945-1973, quốc gia nào sau đây triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là đàn áp phong trào giải phóng dân tộc?

A.Đức.

B.Mī.

C.Nhật Bản.

D.Italia.

Câu 9:

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) chính sách đối ngoại của Mĩ là

A.Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo

B.Từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố

C.Tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

D.Ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới

Câu 10:

Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?

A.Phục hồi và phát triển trở lại.  

B.Phát triển không ổn định.

C.Phát triển nhanh chóng.

D.Khủng hoảng suy thoái.

Câu 11:

Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoại của mình?

A.Ngăn đe thực tế

B.Cam kết và mở rộng

C.Phản ứng linh hoạt

D.Trả đũa ồ ạt

Câu 12:

Ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã xảy ra sự kiện lịch sử gì?

A.Tổng thống Mĩ Bush (cha) bị ám sát

B.Khủng hoảng kinh tế- tài chính lớn nhất trong lịch sử

C.Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa NMD

D.Tòa tháp đôi của Mĩ bị tấn công khủng bố

Câu 13:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Mĩ nắm độc quyền loại vũ khí nào?

A.Vũ khí nhiệt hạch

B.Vũ khí hạt nhân

C.Vũ khí sinh học

D.Vũ khí hóa học