ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu?

A.Liên Xô

B.Mĩ

C.Mĩ, Anh

D.Mĩ, Anh, Pháp

Câu 2:

Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A.Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô

B.Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa các cường quốc

C.Nước Đức là trung tâm của sự phân chia giữa các cường quốc

D.Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu

Câu 3:

Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) có hạn chế gì?

A.Quá bất công với các nước bại trận và dân tộc thuộc địa

B.Không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tư bản

C.Do các nước tư bản hoàn toàn chi phối

D.Tạo điều kiện để các nước phương Tây khôi phục lại quyền thống trị ở các thuộc địa cũ

Câu 4:

Việc triệu tập hội nghị Ianta và một trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?

A.Sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh

B.Nhu cầu thiết lập một nền hòa bình bền vững sau chiến tranh

C.Tham vọng chi phối thế giới của các cường quốc

D.Thái độ coi thường của các nước lớn đối với các dân tộc nhược tiểu

Câu 5:

Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945?

A.Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô- Mĩ

B.Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo thời cơ để nhân dân Việt Nam nổi dậy khởi nghĩa.

C.Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc

D.Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược

Câu 6:

Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta?

A.Đều do các nước đế quốc thiết lập nên để phục vụ lợi ích các nước đó.

B.Đều thành lập các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới.

C.Đều chia thế giới ra làm hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

D.Đều là hệ quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Câu 7:

Hội nghị Ianta 1945 thông qua quyết định nào?

A.Phân công quân đội các nước đồng minh vào giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương.

B.Liên Xô và Mỹ chuyển từ đối đầu sang đối thoại để thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

C.Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

D.Thiết lập một trật tự thế giới mới theo xu hướng đơn cực ngay sau chiến tranh.

Câu 8:

Nội dung nào không phải là mục đích triệu tập Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?

A.Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.     

B.Thành lập khối Đồng minh chống phát xít.

C.Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

D.Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

Câu 9:

Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?

A.Anh - Pháp - Mĩ.

B.Anh - Mĩ - Liên Xô.

C.Anh - Pháp - Đức.

D.Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc.

Câu 10:

Tương lai của Nhật Bản được quyết định như thế nào theo Hội nghị Ianta (2-1945)?

A.Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng.

B.Nhật Bản vẫn giữ nguyên trạng.

C.Quân đội Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin của Nhật Bản.

D.Nhật Bản trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Câu 11:

Theo nội dung của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho ai?

A.Quân đội Anh trên toàn Việt Nam.

B.Quân đội Pháp ở phía Nam vĩ tuyến 16.

C.Quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

D.Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16 và quân đội Pháp ở phía Nam.

Câu 12:

Theo nội dung của Hội nghị Pốt-đam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được thỏa thuận như thế nào?

A.Quân đội Anh và Pháp ở phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc

B.Giao cho quân đội Trung Hoa Dân quốc.

C.Quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

D.Giao cho quân đội Anh và Pháp.

Câu 13:

Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?

A.Đại diện hai nước Liên Xô và Mỹ phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới 

B.Trật tự thế giới mới phân thành 2 cực đứng đầu là Mĩ - Liên Xô được đặt khuôn khổ từ Hội nghị Ianta. 

C.Ianta là trung tâm của các vấn đề xung đột trên thế giới 

D.Ianta là khu vực trung tâm tranh chấp ảnh hưởng giữa Mĩ - Liên Xô sau chiến tranh

Câu 14:

Theo Hội nghị Ianta, để nhanh chóng kết thúc nhanh chiến tranh, ba cường quốc đã thống nhất điều gì?

A.Mĩ sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt quân phiệt Nhật

B.Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc

C.Hồng quân Liên Xô tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Bec-lin.

D.Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

Câu 15:

Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

A.Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia 

B.Giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình 

C.Giúp đỡ các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội 

D.Duy trì hòa bình an ninh thế giới

Câu 16:

Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta, cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã dẫn đến hệ quả gì?

A.Trở thành một khuôn khổ trật tự thế giới mới

B.Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới

C.Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai

D.Mở ra một thời kì mới trong lịch sử nhân loại, thời kì Chiến tranh lạnh

Câu 17:

Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là:

A.Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

B.Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

C.Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận

D.Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.

Câu 18:

Theo quyết định của Hội nghị lanta (tháng 2-1945). Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây?

A.Tây Âu.

B.Đông Béclin.

C.Đông Âu.

D.Đông Đức.

Câu 19:

Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành theo xu hướng

A.hòa hoãn.

B.xung đột.

C.đa cực.

D.một cực. 

Câu 20:

Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?

A.Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.

B.Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc.

C.Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương.

D.Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.

Câu 21:

Nội dung nào sau đây không phải là điểm chung của trật tự thế giới hai cực Ianta và trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn?

A.Có sự tham gia của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.

B.Được quyết định bởi những nước thắng trận trong chiến tranh.

C.Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc.

D.Chứng tỏ quan hệ quốc tế luôn bị chi phối bởi các cường quốc.

Câu 22:

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?

A.Đông Đức.

B.Tây Đức.

C.Tây Béclin.

D.Tây Âu.

Câu 23:

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 304

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?

A.Tây Đức.

B.Bắc Triều Tiên.

C.Tây Béclin.

D.Tây Âu.

Câu 24:

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?

A.Tây Đức

B.Đông Béclin. 

C.Tây Béclin.

D.Tây Âu.

Câu 25:

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 303

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?

A.Đông Âu. 

B.Tây Đức.

C.Tây Béclin. 

D.Tây Âu.