ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là nhờ

A.vai trò của biển Đông

B.nằm trong vùng nội chí tuyến

C. ảnh hưởng của gió mùa

D.có dòng biển nóng chạy qua.

Câu 2:

Phương hướng khai thác nguồn hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là

A.Đánh bắt ven bờ.

B.Trang bị vũ khí quân sự.

C.Đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

D.Đánh bắt xa bờ.

Câu 3:

Biện pháp chủ yếu để khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta hiện nay là

A.đẩy mạnh khai thác và đi đôi với hàng vệ tài nguyên biển

B.bảo vệ môi trường biển, thực hiện phòng tránh thiên tai

C.đầu tư khoa học công nghệ để tăng khả năng khai thác

D.khai thác tổng hợp và hợp lý các nguồn tài nguyên biển

Câu 4:

Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có vài sông nhỏ đổ ra biển thuận lợi cho nghề.

A.Khai thác thủy hải sản

B.Nuôi trồng thủy sản

C.Làm muối

D.Chế biến thủy sản

Câu 5:

Hạn chế lớn nhất của biển Đông là

A. tài nguyên sinh vật biển đang bị đe dọa nghiêm trọng.

B.thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.

C.hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất, núi lửa.

D. tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.

Câu 6:

Ảnh hưởng lớn nhất của biển Đông đến thiên nhiên nước ta là yếu tố

A.sinh vật.

B.địa hình.     

C.khí hậu.    

D.khoáng sản.

Câu 7:

Một trong những ảnh hưởng của Biển Đông thể hiện rõ rệt và trực tiếp nhất đến

A.độ ẩm của các khối khí qua biển

B.sự thành tạo các dạng địa hình ven biển

C.việc làm tăng tính chất khắc nghiệt của thời tiết.

D.các yếu tố hải văn như: nhiệt độ, thủy triều, sóng…

Câu 8:

Hiện tượng cát bay, cát chảy làm hoang mạc hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung nước ta là do nhân tố nào sau đây gây ra?

A.Khai thác sa khoáng quá mức để làm vật liệu xây dựng.

B.Bờ biển chưa ổn định lại còn có nhiều biến động xảy ra.

C.Rừng ngập mặn chiếm diện tích ít lại bị chặt phá mạnh.

D.Hướng chạy lãnh thổ gần như vuông góc với hướng gió.

Câu 9:

Biển Đông đã ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết, khí hậu nước ta vào thời kì mùa Đông?

A.Gây ra thời tiết lạnh và khô ở các tỉnh phía Bắc.

B.Gây ra áp thấp, bão, sóng thần, động đất và sạt lở bờ biển.

C.Làm cho vùng khí hậu Đông Bắc Bộ có mùa đông lạnh kéo dài.

D.Làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh và khô.

Câu 10:

Vấn đề nào không được đề ra trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta?

A.Khai thác tiết kiệm, hợp lí nguồn tài nguyên biển

B.Khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường

C.Phòng chống các thiên tai từ biển Đông

D.Khai thác triệt để nguồn lợi thủy, hải sản

Câu 11:

Hạn chế lớn nhất của Biển Đông đối với sản xuất và đời sống là :

A.Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.

B.Cát bay cát chảy và sạt lở bờ biển.

C.Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa

D.Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc

Câu 12:

Ý nào dưới đây nói lên tác động của hình dáng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang đến thiên nhiên nước ta?

A.Thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta đồng nhất.

B.Nước ta nằm trên nhiều đổi khí hậu.

C.Thiên nhiên phân hóa theo độ cao.

D.Tính biển xâm nhập sâu vào đất liền.

Câu 13:

Biển Đông là biển lớn thứ mấy trong số các biển ở Thái Bình Dương?

A.1

B.2

C.3

D.4

Câu 14:

Hạn chế lớn nhất của biển Đông trong phát triển ngành thủy sản là:

A.Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.

B.Cát bay cát chảy và sạt lở bờ biển.

C.Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.

D.Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.

Câu 15:

Vùng thềm lục địa ở miền Trung nước ta hẹp và sâu do

A.vùng ven biển miền Trung ít bị xâm thực. 

B.vùng ven biển miền Trung có lượng mưa lớn.

C.vùng đồng bằng và đồi núi kề bên hẹp ngang. 

D.có nhiều sông lớn đổ ra biển.

Câu 16:

Hiện tượng nào sau đây không phải do tác động của biển?

A.Hạn hán.

B.Đất pha cát.  

C. Nhiều thiên tai. 

D.Mưa nhiều.

Câu 17:

Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là

A.Đồng bằng sông Cửu Long.   

B.Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C.Đồng bằng sông Hồng.   

D.Tây Nguyên.

Câu 18:

Ý nào sau đây không đúng với vùng biển nước ta?

A.Biển có độ sâu trung bình.   

B.Vịnh Bắc Bộ là vùng biển sâu.

C.Biển nhiệt đới ấm quanh năm.    

D.Độ muối trung bình khoảng 30-33%0.

Câu 19:

Trên các vùng biển nước ta, các dòng hải lưu có đặc điểm:

A.gồm các dòng nóng và dòng lạnh hoạt động quanh năm không đổi hướng

B.thay đổi theo hướng gió mùa.

C.có các dòng biển nóng hoạt động quanh năm

D.các dòng nóng hoạt động ở phía Nam, các dòng lạnh hoạt động ở phía Bắc

Câu 20:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 25, Các bãi tắm từ Bắc vào Nam là:

A. Sầm Sơn, Nha Trang, Đà Nẵng, Bạch Long Vĩ

B.Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Vân Phong

C.Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Mũi Né

D.Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Cửa Lò.

Câu 21:

Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là :

A. Vịnh Bắc Bộ.  

B. Vịnh Thái Lan.

C.Bắc Trung Bộ.    

D.Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 22:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết ở nước ta vùng biển nào sau đây là vùng biển nông và có thềm lục địa rộng

A. Duyên hải mền Trung.        

B.Phía Bắc và Phía Nam

C.Duyên hải Bắc Trung Bộ     

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 23:

Hiện tượng sạt lở đường bờ biển nước ta xảy ra mạnh nhất ở bờ biển .

A.Bắc Bộ.     

B.Trung Bộ

C.Đồng bằng sông Cửu long       

D.Nam Bộ