ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tháng mưa cực đại lùi dần từ Bắc Bộ đến Trung Bộ là do

A.càng về phía Nam càng xa chí tuyến Bắc 

B.sự lùi dần mùa mưa từ Bắc Bộ đến Trung Bộ.

C.gió tây nam có nguồn gốc nam bán cầu

D.hoạt động lùi dần của dải hội tụ nội chí tuyến.

Câu 2:

Nguyên nhân nào tạo nên những ngày có thời tiết nắng ấm trong mùa đông ở miền Bắc nước ta?

A.Gió mùa mùa đông cuối mùa

B.Gió mùa mùa đông đầu mùa

C.Gió Tín phong bán cầu Bắc

D.Gió mùa Tây Nam chính thức

Câu 3:

Nhận định nào dưới đây không đúng về ảnh hưởng của gió Tín phong đến khí hậu nước ta?

A.Gây mưa phùn cho đồng bằng và ven biển Bắc Bộ.

B.Gây mưa cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

C.Tạo nên mùa khô sâu sắc cho Tây Nguyên, Nam Bộ.

D.Tạo nên những ngày thời tiết nắng ấm ở miền Bắc trong mùa đông.

Câu 4:

Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho vùng núi Tây Bắc có mùa đông ngắn, nhiệt độ không quá thấp?

A. Vùng núi Tây Bắc nằm cách xa biển.

B.Địa hình của  vùng chủ yếu núi thấp và trung bình.

C.Vùng núi Tây Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc gió Tín phong bắc bán cầu.

D.Do ảnh hưởng của dãy núi Hoàng Liên Sơn và các dãy núi giáp Lào.

Câu 5:

Lượng mưa ở Huế cao hơn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, do Huế chịu tác động mạnh của các nhân tố

A.bão, áp thấp nhiệt đới; gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.

B.bão, áp thấp nhiệt đới; gió tây nam và dải hội tụ nhiệt đới.

C.bão, áp thấp nhiệt đới; Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam.

D.bão, áp thấp nhiệt đới; gió mùa Đông Bắc, gió tây nam.

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của gió Tín Phong Bắc bán cầu đến khí hậu nước ta

A.Tạo nên mùa khô sâu sắc cho Tây Nguyên và Nam Bộ.

B.Gây mưa cho cả vùng Duyên Hải miền trung vào tháng 11,12.

C.Hội tụ với gió mùa Tây Nam đầu mùa gây lũ tiểu mãn ở Miền Trung.

D.Hội tụ với gió mùa Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến Nam Bán cầu gây mưa cho cả nước

Câu 7:

Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta?

A.Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới.

B.Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.

C.Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới.

D.Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão.

Câu 8:

Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là

A.Gió Tín phong Bắc bán cầu.

B.Gió mùa Đông Nam.

C.Gió mùa Đông Bắc.

D.Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan.

Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm trên 2800mm/năm?

A.Lạng Sơn.

B.Hà Nội.

C.Thừa Thiên – Huế.

D.TP. Hồ Chí Minh.

Câu 10:

Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là:

A.Tín phong Bắc bán cầu và gió mùa mùa đông.

B.Gió mùa mùa đông và gió mùa đông nam.

C.Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

D.Gió mùa Đông Bắc và gió Tây khô nóng.

Câu 11:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta

A.Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

B.Chỉ hoạt động ở miền Bắc.

C.Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.

D.Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc.

Câu 12:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động

A.công nghiệp.

B.dịch vụ.

C.nông nghiệp.

D.giao thông vận tải.

Câu 13:

Trong câu thơ: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" (Truyện Kiều - Nguyễn Du), "Gió đông" ở đây là

A.gió mùa mùa đông lạnh khô.

B.gió mùa mùa đông lạnh ẩm.

C.gió Mậu Dịch (Tín Phong).

D.gió mùa Đông Nam.

Câu 14:

Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì :

A.Nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ.

B.Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.

C.Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

D.Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Câu 15:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta:

A.Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C (trừ các vùng núi cao).

B.Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc.

C.Xét về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn.

D.Trong mùa hè, nhiệt độ nhìn chung đồng đều trên toàn lãnh thổ.