ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Đặc trưng cơ bản về khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A.gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.
B.tính chất nhiệt đới tăng dần theo hướng nam.
C.gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh.
D.có một mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
Các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng chính là
A.tây bắc - đông nam.
B.tây nam - đông bắc
C.đông - tây.
D.bắc - nam.
Đặc điểm cơ bản về địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A.gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan.
B.không có các sơn nguyên bóc mòn.
C.địa hình núi cao và đồ sộ nhất cả nước , hướng tây bắc – đông nam.
D.có dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam.
Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A.than đá, apatit.
B.đá vôi, quặng sắt.
C.dầu khí, bôxit.
D.thiếc, đá vôi.
Đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không phải là
A.đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B.các dãy núi có hướng vòng cung.
C.gồm các bề mặt cao nguyên badan.
D.đồng bằng mở rộng.
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có
A.đầy đủ ba đai khí hậu ở địa hình miền núi.
B.đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển.
C.địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
D.hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.
Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu cận xích đạo của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A.Nền nhiệt cao.
B.Biên độ nhiệt năm nhỏ.
C.Nhiệt độ trung bình năm dưới 250C.
D.Hai mùa mưa – khô rõ rệt.
Nhận xét nào không đúng với thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A.Đai cao nhiệt đới hạ thấp.
B.Có nhiều loại thực vật phương Bắc.
C.Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.
D.Khí hậu cận nhiệt đới biểu hiện phổ biến.
So với miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có
A.ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.
B.tính chất nhiệt đới giảm dần.
C.nhiều loài thực vật cận xích đạo hơn.
D.đồng bằng mở rộng hơn.
Nhận xét nào sau đây không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A.Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao.
B.Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng tây bắc – đông nam.
C.Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng vòng cung.
D.Có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo...
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về:
A.địa hình, khí hậu, thủy văn.
B.thủy văn, khí hậu, sinh vật
C.sinh vật, địa hình, đất đai.
D.đất đai, thủy văn, khí hậu.
Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A.nhịp điệu mùa khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
B.nhịp điệu dòng chảy sông ngòi thất thường, nhiều thiên tai.
C.nhiều thiên tai, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.
D.Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, động đất.
Loại thiên tai ít xảy ra ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A.bão lũ.
B.trượt lở đất.
C.sóng thần.
D.hạn hán.
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đai ôn đới do
A.vị trí nằm gần xích đạo.
B.không có gió mùa Đông Bắc.
C.nằm kề vùng biển ấm rộng lớn.
D.không có núi cao trên 2600m.
Khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A.thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
B.nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.
C.bão lũ, trượt lở đất.
D.hạn hán, bão, lũ.
Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm
A.đến sớm và kết thúc muộn.
B.đến muộn và kết thúc sớm.
C.đến muộn và kết thúc muộn.
D.đến sớm và kết thúc sớm.
Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh và kéo dài?
A.hướng các dãy núi và vị trí địa lý có vĩ độ cao nhất cả nước.
B.vị trí địa lý nằm gần chí tuyến Bắc.
C.vị trí địa lí giáp Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ.
D.hướng nghiêng của địa hình (cao ở tây bắc và thấp dần về phía nam, đông nam).
Nguyên nhân cơ bản khiến vùng núi phía nam Tây Bắc và có mùa đông bớt lạnh hơn so với vùng núi Đông Bắc là
A.ảnh hưởng của gió Tín phong.
B.ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đến sớm và hướng địa hình.
C.áp thấp nóng phía tây từ Ấn Độ - Mianma lấn sang.
D.độ cao địa hình và hướng núi.
Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn là do
A.địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn
B.lượng mưa lớn và có sự phân hóa rõ rệt theo mùa
C.địa hình cắt xẻ mạnh và lượng mưa lớn.
D.lượng mưa lớn và nước từ bên ngoài lãnh thổ.