ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/ quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc.
B. Thượng Lào.
C. Campuchia.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Trung du miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc?
A.Cao Bằng.
B.Tuyên Quang.
C.Lào Cai.
D.Lạng Sơn.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A.Móng Cái.
B.Lệ Thanh.
C.Lao Bảo.
D.Cầu Treo.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 – 40 nghìn tỉ đồng?
A.Cẩm Phả.
B.Thái Nguyên.
C.Hạ Long.
D.Việt Trì.
Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng vào loại tốt nhất Đông Nam Á ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A.Than antraxit.
B.Apatit.
C.Bôxít.
D.Sắt.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Bà nằm trên con sông nào?
A.Sông Gâm.
B.Sông Chảy.
C.Sông Đà.
D.Sông Hồng.
Khí hậu có mùa đông lạnh và phân hóa theo độ cao của Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nào sau đây?
A. ôn đới, nhiệt đới.
B.cận nhiệt, ôn đới.
C.cận nhiệt, nhiệt đới.
D.cận nhiệt, cận xích đạo.
Tại Trung du và miền núi Bắc Bộ, bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên nào sau đây?
A.Tả Phình.
B.Nghĩa Lộ.
C.Mộc Châu.
D.Than Uyên.
Hoạt động kinh tế biển nào sau đây ít được chú trọng phát triển ở vùng biển Quảng Ninh?
A.Đánh bắt xa bờ.
B.Nuôi trồng thủy sản.
C.Du lịch biển – đảo.
D.Khai thác khoáng sản.
Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A.thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
B.đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.
C.thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp.
D.thiết bị, máy móc, phương tiện khai thác thiếu.
Khó khăn chủ yếu hiện nay đối với phát triển chăn nuôi gia súc lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A.thiếu đồng cỏ để phát triển chăn nuôi.
B.vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng, đô thị).
C.thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô cho gia súc.
D.nguồn lao động trong chăn nuôi chựa được đào tạo nhiều.
Trung du và miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển
A.cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
B.cây đặc sản, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.
C.cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.
D.cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí, lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A.Tiếp giáp hai quốc gia, hai vùng kinh tế.
B.Vị trí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài qua các cửa khẩu.
C. Tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng
D.Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao.
Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A.Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn.
B.Các nhà máy điện công suất lớn đã xây dựng trên các sông chính.
C.Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.
D.Việc phát triển thủy điện của vùng này không ảnh hưởng đến môi trường.
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho chăn nuôi lợn hiện nay được phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A.Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn.
B.Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
C.Cơ sở vật chất kĩ thuật và giống đảm bảo hơn.
D.Các cơ sở công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển.
Cơ sở chủ yếu để cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm nhiều ngành là
A.chính sách phát triển công nghiệp ở miền núi của Nhà nước.
B.tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
C.sự giao lưu thuận lợi với các vùng khác ở trong và ngoài nước.
D.nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất truyền thống.
Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả là
A.đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn.
B.địa hình núi cao hiểm trở.
C.hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông.
D.thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét lũ ống.
Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ được nuôi rộng rãi, với số lượng nhiều (chiếm trên 50% đàn trâu cả nước) và nhiều hơn bò (khoảng 16% đàn bò cả nước) do
A.trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm.
B.trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm và chịu rét giỏi.
C.trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi và thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.
D.nhu cầu của vùng về thịt, sức kéo và phân bón từ trâu lớn.
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A.tăng sản lượng điện cho cả nước.
B.tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
C.điều hòa lũ trong mùa mưa cho hạ lưu sông.
D.Phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.