ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Vấn đề phát triển nông nghiệp

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đâu không phải là vai trò của sản xuất lương thực?

A.Đảm bảo lương thực cho nhân dân.

B.Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

C.Cung cấp lâm sản.

D.Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.

Câu 2:

Vùng nào sau đây có năng suất lúa cao nhất cả nước:

A.Đông Nam Bộ.

B.Đồng bằng ven biển miền Trung.

C.Đồng bằng sông Hồng.

D.Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3:

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 19, hãy cho biết cây cà phê được trồng chủ yếu ở vùng nào?

A.Bắc Trung Bộ.

B.Đông Nam Bộ.

C.Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D.Tây Nguyên.

Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết đậu tương được trồng nhiều nhất ở vùng nào?

A.Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B.Đồng bằng sông Cửu Long.

C.Bắc Trung Bộ.

D.Tây Nguyên.

Câu 5:

Căn cứ vào vào Atlat Địa LVN trang 19, hãy cho biết tỉnh dẫn đầu về diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta là

A.Đăc Lăk.

B.Bình Phước.

C.Nghệ An.

D.Lâm Đồng.

Câu 6:

Cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở:

A.Trung du và miền núi Bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng.

B.Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

C.Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

D.Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành trồng lúa của đồng bằng sông Cửu Long?

A.Đóng góp phần lớn lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

B.Là vùng trồng lúa lớn thứ 2 cả nước.

C.Bình quân lương thực đầu người cao nhất cả nước.

D.Chiếm trên 50% sản lượng lúa của cả nước.

Câu 8:

Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do

A.Đẩy mạnh thâm canh.

B.Áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.

C.Đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.

D.Mở rộng diện tích canh tác.

Câu 9:

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực ở nước ta không phải là

A.tài nguyên đất đa dạng, phong phú.

B.tài nguyên nước dồi dào, rộng khắp.

C.cán cân bức xạ quanh năm dương.

D.chính sách phát triển phù hợp.

Câu 10:

Điều kiện kinh tế - xã hội nào sau đây thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?

A.Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có cả cận nhiệt, cận xích đạo.

B.Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.

C.Có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.

D.Có nhiều giống cây công nghiệp thích hợp với điều kiện sinh thái.

Câu 11:

Nguyên nhân chính dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng là

A.Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.

B.Để giải quyết tình trạng thất nghiệp.

C.Do đất đai ở đây sớm bạc màu.

D.Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi.

Câu 12:

Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường thế giới cần phải:

A. Hoàn thiện công nghệ chế biến.

B.Có chính sách phát triển cây công nghiệp.

C.Mở rộng thị trường tiêu thụ.

D.Phát triển tốt hệ thống thủy lợi.

Câu 13:

Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với:

A.Bảo vệ và phát triển rừng.

B.Vấn đề thuỷ lợi.

C.Sản xuất lương thực và thực phẩm.

D.Nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư.

Câu 14:

Cho bảng số liệu

Diện tích và sản lượng lúa cả nước năm 2000 – 2015

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2015:

A.Cột.

B.Đường.

C.Miền.

D.Tròn.

Câu 15:

Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây công nghiệp lâu năm ở nước ta có vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?

A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hằng năm.

B.Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm.

C.Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D.Giá trị sản xuất cao hơn nhiều cây công nghiệp hằng năm.

Câu 16:

Ý nào sau đây không phải là hướng phát triển của ngành chăn nuôi nước ta:

A.chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình.

B.sản xuất theo hướng hàng hóa.

C.chăn nuôi theo hình thức công nghiệp.

D.tăng các sản phẩm không qua giết thịt.

Câu 17:

Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta tập trung chủ yếu ở những vùng

A.có điều kiện khí hậu ổn định.

B.ven biển có nghề cá phát triển.

C.trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân.

D.có mật độ dân số cao.

Câu 18:

Đối với ngành chăn nuôi, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục?

A.Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe dọa tràn lan trên diện rộng.

B.Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.

C.Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.

D.Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không được đảm bảo.

Câu 19:

Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm nhanh về số lượng là:

A.Hiệu quả kinh tế thấp.

B.Đồng cỏ hẹp.

C.Nhu cầu về sức kéo giảm.

D.Không thích hợp với khí hậu.

Câu 20:

Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do

A.có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt.

B.nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng.

C.dịch vụ thú y được chú trọng phát triển.

D.chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước.

Câu 21:

Đàn lợn nước ta tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vì

A.Đây là hai đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, khí hậu ôn hòa.

B.Các dịch vụ về giống, thú y được đảm bảo.

C.Nguồn thức ăn dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D.Các cơ sở công nghiệp chế biến thịt phát triển.

Câu 22:

Điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển là

A.Cơ sở thức ăn đảm bảo tốt.

B.Khí hậu nhiệt đới ẩm.

C.Nhiều giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao.

D.Dịch vụ thú y phát triển.

Câu 23:

Khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta trong giai đoạn hiện nay là

A.giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thấp.

B.nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo.

C.công tác kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú ý đúng mức.

D.giá thành sản phẩm còn cao.

Câu 24:

Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đàn gia súc ở nước ta là

A.phát triển thêm các đồng cỏ.

B.đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi.

C.đảm bảo chất lượng con giống.

D.phát triển dịch vụ thú y.

Câu 25:

Nguồn thức ăn cho chăn nuôi nào sau đây được lấy từ ngành trồng trọt?

A.Đồng cỏ tự nhiên.

B.Hoa màu lương thực.

C.Thức ăn chế biến công nghiệp.

D.Phụ phẩm ngành thủy sản.