ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Khoa học xã hội - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Biển Đông được xem là một trong những “điểm nóng” trong khu vực và trên thế giới vì

A.Là vùng biển diễn ra nhiều tranh chấp giữa các quốc gia.

B.Biển Đông giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược quan trọng.

C.Vùng biển rộng lớn, có nhiều tàu thuyền thường xuyên qua lại.

D.Gần các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế.

Câu 2:

Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi nước ta, có vị trí cách đường cơ sở 30 hải lí. Vậy con tàu đó thuộc vùng biển nào và cách đường biên giới quốc gia trên biển theo đường chim bay là bao nhiêu?

A.Đặc quyền kinh tế, 33336 m.

B.Vùng tiếp giáp lãnh hải, 42596 m.

C.Đặc quyền kinh tế, 55560 m.

D.Lãnh hải, 22224 m.

Câu 3:

Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7, điều này có ý nghĩa:

A.tính toán múi giờ quốc tế dễ dàng.

B.thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác

C.thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương.

D.phân biệt múi giờ với các nước láng giềng.

Câu 4:

Vùng đặc quyền về kinh tế của nước ta trên Biển Đông là vùng

A.biến rộng 200 hải lý, tính từ đường cơ sở ra phía ngoài.

B.tiếp liền với lãnh hải ra phía ngoài và rộng 188 hải lí.

C.biển rộng lớn, bao gồm các đảo và nhóm các quần đảo.

D.tính từ đường bờ biển ra phía ngoài và rộng 200 hải lí.

Câu 5:

Nguyên nhân khiến thiên nhiên nước ta xanh tốt khác với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do:

A.Giáp biển Đông là nguồn cung cấp nhiệt ẩm dồi dào

B.Nằm trong ô gió mùa châu Á, một năm có 2 mùa gió

C.Nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế

D.Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang

Câu 6:

Việc thông thương qua lại giữa Việt Nam với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì:

A.Thuận tiện cho bảo vệ an ninh quốc phòng

B.Phần lớn đường biên giới nằm ở vùng đồi núi

C. Đường biên giới được xác định dựa vào sống núi, đỉnh núi, đường phân thủy…

D.Là nơi địa hình thuận lợi cho đi lại, trao đổi hàng hóa

Câu 7:

Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới thuận lợi là do vị trí

A.nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương.

B.nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.

C.ở nơi giao thoa giữa nhiều vành đai sinh khoáng.

D.nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

Câu 8:

Một tàu đánh cá của nước ngoài đang hoạt động cách bờ biển Đà Nẵng 43km. Như vậy chiếc tàu đó đã xâm phạm vào vùng biển nào của nước ta?

A.Vùng đặc quyền kinh tế.

B.Nội thủy.

C.Lãnh hải.

D.Vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 9:

Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí:

A.Liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương

B.Tiếp giáp với biển Đông

C.Trên đường di lưu, di cư của nhiều loài động, thực vật

D.Ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới

Câu 10:

Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ:

A.Nằm ta nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.

B.Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên dường di lưu của các loài sinh vật.

C.Lãnh thổ kéo dài từ 8034’B đến 23023’B nên thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng.

D.Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.

Câu 11:

Đường cơ sở nước ta được xác định là đường

A. tính từ mực nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.

B.cách đều bờ biển 12 hải lý.

C.nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.

D.nối các đảo ven bờ.

Câu 12:

Vị trí địa lí không làm cho tài nguyên sinh vật nước ta

A.phân hóa sâu sắc theo độ cao

B.vô cùng phong phú

C.đa dạng về thành phần loài  

D.mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 13:

So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta

A.Phong phú về thể loại, nhưng hạn chế về trữ lượng, khó khăn quản lí

B.Phong phú về thể loại, đa dạng loại hình, rất khó khăn trong khai thác

C.Phong phú về thể loại, phức tạp về cấu trúc và khả năng sử dụng hạn chế về tiềm năng.

D.Phong phú về thể loại, có nhiều mỏ có trữ lượng và chất lượng tốt.

Câu 14:

Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là

A.trở thành thị trường tiêu thụ của các nước phát triển.

B.chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế.

C.đội ngũ lao động có trình độ khoa học kĩ thuật di cư đến các nước phát triển.

D.phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến.

Câu 15:

Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: 

A.Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.     

B.Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.

C.Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.

D.Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.

Câu 16:

Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.

A.Cầu Treo.      

B. Xà Xía. 

C.Mộc Bài. 

D. Lào Cai

Câu 17:

Vị trí địa lí và hình thể nước ta có ý nghĩa gì với tự nhiên

A.Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

B.Mở rộng quan hệ hợp tác với  các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

C. Phát triển các ngành kinh tế biển.

D.Tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên

Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Campuchia và Lào của nước ta là

A.Lai Châu.            

B.Quảng Ninh.       

C.Điện Biên.      

D.Kon Tum.

Câu 19:

Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?

A.Á và Thái Bình Dương   

B.Á và Ấn Độ Dương  

C.Á-Âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương

D.Á-Âu và Thái Bình Dương

Câu 20:

Quan sát sơ đồ sau:

Ghi chú: 1 hải lí = 1852m

Hình 1. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam

Đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoa HD 981 tại vị trí cách đảo Lý Sơn (nằm trên đường cơ sở của nước ta) 119 hải lí.

Vậy giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được hạ đặt trái phép nằm trong bộ phận nào của vùng biển nước ta?

A.Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

B.Lãnh hải

C.Nội thủy     

D.Vùng tiếp giáp lãnh hải

Câu 21:

Vị trí địa lý nước ta có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển

A.nền nông nghiệp có sự phân hóa sản phầm theo miền

B.nền nông nghiệp nhiệt đới

C.nền nông nghiệp ôn đới

D.nền nông nghiệp nhiêt đới và cận nhiệt