ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Câu hỏi đơn
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“...Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”.
(Trích đoạn trích Đất Nướccủa Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1, trang 120)
Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa?
A.Vì Đất Nước là tên địa danh.
B.Vì Đất Nước là từ trang trọng.
C.Vì Đất Nước là một sinh thể, thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
D.Vì Đất Nước là danh từ riêng.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
(Tuyên ngôn Độc lâp– Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
A.Phong cách ngôn ngữ chính luận.
B.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
C.Phong cách ngôn ngữ hành chính.
D.Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Trong rừng ít có cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…
(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trên thể hiện phẩm chất nào của người dân làng Xô man?
A.Tinh thần yêu nước
B.Tinh thần đoàn kết
C.Sức sống mãnh liệt
D.Sự trung thành với Cách mạng
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
(Trích Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)
Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào?
A.Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán.
B.Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến.
C.Câu cảm thán, câu trần thuật, câu cầu khiến.
D.Câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
…Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắclà:
A.Nhân hóa
B.Hoán dụ
C.Ẩn dụ
D.Câu hỏi tu từ, điệp từ
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy”
(Trích Đàn ghi ta của Lorca– Thanh Thảo, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Hình ảnh “tiếng ghi ta nâu”là hình ảnh biểu tượng cho:
A.Biểu trưng cho những con đường, những mảnh đất Tây Ban Nha
B.Biểu trưng cho tình yêu, cuộc sống mãnh liệt
C.Sự nghiệp dang dở của Lor – ca
D.Số phận thảm khốc, cái chết đầy đau đớn của Lor – ca
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi,
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
(Trích đoạn trích Tây tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)
Đoạn trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
A.Nhân hóa
B.So sánh
C.Điệp từ
D.Hoán dụ
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “Dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông– Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Đoạn trích trên nói đến vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn nào?
A.Văn hóa
B.Lịch sử
C.Địa lý
D.Đời sống
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:
- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.
Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chum ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.
(Trích Vợ nhặt– Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Câu nào dưới đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích
A.Đoạn văn diễn tả nạn đói năm 1945.
B.Đoạn văn nói tới tình người trong nạn đói.
C.Đoạn văn nói về cảnh bữa cơm trong nạn đói.
D.Đoạn văn tái hiện tình cảnh nạn đói đồng thời đề cao tinh thần lạc quan của con người.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư– Nguyễn Bính, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)
Cụm từ “một người” trong đoạn trích trên là dùng để chỉ ai?
A.Chỉ người con gái
B.Chỉ người con trai
C.Chỉ cả người con gái và người con trai
D.Chỉ tác giả
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ…Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong”
(Những đứa con trong gia đình– Nguyễn Thi, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất gì của nhân vật Việt?
A.Bản tính trẻ con hiếu thắng
B.Tình yêu gia đình
C.Tình yêu nước
D.Anh hùng kiên cường, không sợ hiểm nguy
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Tràng Giang– Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.29)
Câu thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng”sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A.Chơi chữ
B.Đảo ngữ
C.Điệp ngữ
D.Hoán dụ
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:“Ông Trương Ba! (Thấy vẻ nhợt của hồn Trương Ba) Ông có ốm đau gì không? Một tuần nay tôi bị canh giữ chặt quá, không xuống đánh cờ với ông được, nhưng ông đốt hương gọi, đoán là ông có chuyện khẩn, tôi liều mạng xuống ngay. Có việc gì thế? [...] Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi,…”
(Trích Hồn Trương Ba da hàng thịt– Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục – 2014, tr. 119-120)
Dấu ba chấm trong ngoặc thể hiện quyết định cuối cùng của Trương Ba. Quyết định đó là gì?
A.Nhập vào xác cu Tị
B.Tiếp tục ở trong xác anh hàng thịt
C.Không nhập vào xác của bất kì ai để có thể được siêu thoát
D.Chết đi để được sống mãi mãi.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Ðám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Thiên hạ chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu Hoá như ý ông Typn và bà Văn Minh. Cụ bà sung sương vì ông đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp, phúng viếng đến thế và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả.
Ðám cứ đi...
Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Ðoan, vân vân... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.
(Trích Hạnh phúc của một tang gia– Vũ Trọng Phụng, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)
Câu văn “Đám cứ đi…” có ý nghĩa gì?
A.Cái xấu vẫn cứ ngang nhiên tiếp diễn
B.Nói đến bi kịch của gia đình
C.Sự “dởm đời” trong xã hội thượng lưu.
D.Bút pháp rào phúng của tác giả.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(Từ ấy– Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)
Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung đoạn trích trên:
A.Tinh thần yêu nước của tác giả
B.Nhận thức về lý tưởng cách mạng
C.Tâm trạng của người thanh niên khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng
D.Thể hiện tinh thần lạc quan của người tù chính trị
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Hình ảnh con sóng trong đoạn trích trên là một hình ảnh:
A.Nhân hóa
B.Ẩn dụ
C.Hoán dụ
D.Câu hỏi tu từ, điệp từ
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
(Trích Việt Bắc– Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Đoạn thơ trên muốn nhắc tới vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc mùa nào trong năm
A.Mùa xuân
B.Mùa hạ
C.Mùa thu
D.Mùa đông
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.”.
(Trích Vợ Nhặt– Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Vì sao trong hoàn cảnh nạn đói thê thảm ấy Tràng lại quyết định “nhặt vợ”:
A.Vì anh có khát vọng hạnh phúc gia đình mãnh liệt. Khát vọng ấy khiến anh vượt qua hoàn cảnh
B.Vì Tràng xấu xí, thô kệch lại là người dân xóm ngụ cư vì thế nên không lấy được vợ. Anh phải thừa lúc nạn đói để lấy vợ
C.Vì lỡ hứa với thị
D.Vì thấy thương thị
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.
(Trích đoạn trích Chí Phèocủa Nam Cao, SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1)
Tiếng chửi của Chí Phèo trong đoạn trích trên thể hiện điều gì?
A.Đây là tiếng chửi của một thằng lưu manh trong những cơn say triền miên
B.Đây là tiếng chửi của một con người bị cự tuyệt quyền làm người
C.Tiếng chửi thể hiện khát khao được giao tiếp của Chí Phèo
D.Tiếng chửi thể hiện sự uất hận trong Chí Phèo
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
“Mười lăm năm” là khoảng thời gian nào?
A.Từ thời kỳ kháng Nhật( khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi người kháng chiến trở về thủ đô
B.Từ thời kỳ kháng Pháp đến khi người kháng chiến trở về thủ đô
C.Từ thời kỳ kháng Mĩ đến khi người kháng chiến trở về thủ đô
D.Từ thời kỳ kháng Anh đến khi người kháng chiến trở về thủ đô
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tang để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.
Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho đến như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
(Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là hình ảnh biểu tượng cho:
A.tình yêu cái đẹp và bản chất cuộc sống
B.mối quan hệ giữa hiện thực và cuộc sống
C.vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của cuộc sống
D.thật - giả
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu la dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên?
A.Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.
B.Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác.
C.Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc.
D.Khi Quang Dũng đang sinh sống ở vùng Tây Bắc.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Ơi kháng chiến ! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói long gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”.
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Trong khổ thơ in đậm sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A.Nhân hóa
B.So sánh
C.Ẩn dụ
D.Hoán dụ
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Hồn Trương Ba: Ta… ta… đã bảo mày im đi!
Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hòa với nhau làm một rồi!
Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…
Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!
Hồn Trương Ba: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!
Xác hàng thịt: (lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi không? Con giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi… Ha ha!
Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.
Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải qui phục! Đâu phải lỗi tại tôi… (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quí trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân… Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quí, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác… Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!
Hồn Trương Ba: Nhưng… Nhưng…
Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng lời với tôi, chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ. (thì thầm) Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn.
Hồn Trương Ba: Chiều chuộng?
Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là: Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà không phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là… ông vẫn làm đủ mọi việc để thỏa mãn những thèm khát của tôi!
Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!
Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!
Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!
Xác hàng thịt: (an ủi) Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi, đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hòa thuận với nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt– Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, thái độ và hành động của Hồn Trương Ba có sự thay đổi như thế nào?
A.Lúc đầu tra vấn xác anh hàng thịt sau chuyển sang thành người bị xác anh hàng thịt tra vấn.
B.Lúc đầu giận dữ, quát tháo sau dần đuối lí, bất lực và tuyệt vọng.
C.Lúc đầu đối thoại rồi chuyển sang tranh luận và cuối cùng là kết tội xác anh hàng thịt.
D.Lúc đầu bình tĩnh, ôn hòa sau bất bình, giận dữ.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.
(Trích Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà-Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)
Các biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên:
A.So sánh, ẩn dụ
B.Nhân hóa, điệp ngữ
C.Nhân hóa, so sánh
D.So sánh, điệp ngữ
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
"Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.."
(Trích "Vợ chồng A Phủ"– Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12 tập 2, NXBGD năm 2014)
Hình ảnh sợi dây trói trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?
A.Hình ảnh sợi dây trói thể hiện cho sự áp bức bóc lột của cha con thống lý Pá tra
B.Sợi dây trói là hình ảnh thể hiện sự giam cầm, tù túng.
C.Sợi dây trói thể hiện chế độ xã hội hà khắc
D.Hình ảnh sợi dây trói đại diện cho chế độ cường quyền, nam quyền và thần quyền.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
(Trích đoạn trích Vợ nhặt, Kim Lân, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 2)
Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất gì của bà cụ Tứ?
A.Một người mẹ thương con
B.Một người đàn bà có tấm lòng bao dung
C.Một người đàn bà có tinh thần lạc quan
D.Một người đàn bà có khát vọng sống và niềm tin vào sự đổi đời.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối. Người vắng mãi, trên hàng ghế chị Tí mới có hai ba bác phu ngồi uống nước và hút thuốc lào. Nhưng một lát từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài: mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về. Bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga, lên tiếng:
- Đèn ghi đã ra kia rồi.
Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Liên đánh thức em:
- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.
(Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)
Hình ảnh đoàn tàu được nhắc đến trong đoạn trích thể hiện điều gì?
A.Điều cả phố huyện trông đợi trong một ngày.
B.Thể hiện cho ước mơ khát vọng của người dân nơi phố huyện nghèo.
C.Thể hiện sự khác biệt đối với bức tranh phố huyện thường ngày.
D.Thể hiện sự nghèo đói đã lan ra cả những thành thị.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:
- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.”
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa– Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Đoạn trích trên được kể thông qua lời của ai?
A.Nhân vật Đẩu
B.Lời người dẫn chuyện
C.Lời người đàn bà
D.Lời nhân vật Phùng
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.
(Vội vàng– Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)
Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung đoạn trích trên:
A.Vẻ đẹp của mùa xuân nơi trần thế
B.Quan niệm mới mẻ về mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu.
C.Ước muốn táo bạo của nhà thơ để níu giữ thời gian, tuổi trẻ.
D.Tình yêu tha thiết của tác giả với cuộc đời nơi trần thế.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Việt muốn chạy thật nhanh, thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh sáng ban ngày, gặp lại anh Tánh, níu chặt lấy các anh mà khóc như thằng Út em vẫn níu chân chị Chiến, nhưng chân tay không nhấc lên được. Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao trùm lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông, cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc...
(Trích đoạn trích Những đứa con trong một gia đình, Nguyễn Thi, SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2)
Đoạn văn trên nói đến phẩm chất gì của nhân vật Việt?
A.Người anh hùng gan dạ sẵn sàng chiến đấu.
B.Chàng thanh niên can đảm với lý tưởng cao đẹp
C.Chàng thanh niên mới lớn với những nỗi sợ rất trẻ con.
D.Sự hèn nhát của nhân vật khi phải đối diện với bóng tối.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Đẩu gật đầu. Anh đứng dậy. Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà ngồi giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án:
- Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu. Chị nghĩ thế nào?
Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay vái lia lịa:
- Con lạy quý tòa...
- Sao, sao?
- Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Tại sao người đàn bà hàng chài lại van xin quý tòa đừng bắt phải bỏ người chồng vũ phu của mình?
A.Vì chị hiểu là người chồng khổ quá nên mới trút nỗi hận vào người vợ
B.Vì người chồng là người đã cưu mang, cứu giúp chị nên chị phải đền ơn
C.Vì chị không thể một mình nuôi nấng những đứa con
D.Vì chị là một người mẹ thương con và là một người vợ hiểu chồng
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng
Không gian mệnh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm nhằm thể hiện:
A.Tư tưởng Đất Nước của nhân dân.
B.Niềm tự hào về truyền thống lịch sử.
C.Hình tượng một Đất Nước bình dị.
D.Lí giải sự hình thành Đất Nước.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.
(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Nội dung của đoạn trích là gì?
A.Tả về thác nước và đá ở sông Đà ( hay còn gọi là thạch thuỷ trận)
B.Sự dữ dội, mãnh liệt của dòng sông hung bạo
C.Cảnh ven sông Đà ở hạ nguồn thơ mộng, lặng tờ, dạt dào sức sống
D.Sông Đà thơ mộng, trữ tình, hoang sơ
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Khổ thơ nói lên được phẩm chất nào trong tình yêu của người phụ nữ?
A.Đôn hậu
B.Say đắm
C.Thủy chung
D.Nhớ nhung
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn
A.ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái, cúi đầu nín lặng.
B.dựng vợ gả chồng, cúi đầu nín lặng, ăn nên làm nổi.
C.cúi đầu nín lặng, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái.
D.dựng vợ gả chồng, ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên.
A.So sánh, điệp ngữ
B.Ẩn dụ, nhân hóa
C.So sánh, ẩn dụ
D.So sánh, nhân hóa
A.Vợ chồng A Phủ
B.Chí Phèo
C.Vợ nhặt
D.Chiếc thuyền ngoài xa
A.Tâm hồn tôi.
B.Lỡ bước sang ngang.
C.Mười hai bến nước
D.Gửi vợ miền Nam
A.Nỗi buồn, cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời.
B.Nỗi cô đơn, buồn nhớ mênh mang trước thời gian, không gian.
C.Nỗi xao xuyến khó tả trước vẻ đẹp của tự nhiên.
D.Cảm giác lạc lõng, bơ vơ trước không gian.