ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiểnmà là một khí cụđấu tranh, một công việcvận động của người cách mạng. Người Tố Hữu là một thi sĩ, một chiến sĩ nhưng chúng ta đừng quên cốt cáchcủa nó là thi sĩ.

A.tiêu khiển

B.khí cụ

C.công việc

D.cốt cách

Câu 2:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Nếu không tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước thì rất có thể con ngườisẽ không có đủ nước để dùng, nước bị ô nhiễm. Khi đó, cuộc sống của chúng ta sẽ khó khăn, sức khỏe bị ảnh hưởng xấu. Người gây ô nhiễm nguồn nước có thểbị phạt.

A.con người

B.có thể

C.ảnh hưởng xấu

D.khó khăn

Câu 3:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Trong thơ Bác, trữ tìnhvà tự sự, lãng mạnvà hiện thực, cổ phầnvà giáo dục, phản ánhvà triết lí...đã kết hợp với nhau thật chặt chẽ, một cách nghệ thuật.

A.trữ tình

B.lãng mạn

C.cổ phần

D.phản ánh

Câu 4:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Con người Nam Cao mảnh khảnh, thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản khángdữ dội.

A.mảnh khảnh

B.rụt rè

C.phản kháng  

D.dữ dội

Câu 5:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Nguyễn Tuân viết: “Thạch Lamlà một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự sốngcủa mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái gia vịmà nhã thú của những tác phẩm có cốt cáchvà phẩm thất văn học”.

A.sự sống

B.cốt cách

C.Thạch Lam

D.gia vị

Câu 6:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ có quan niệmvăn chương đồng nhất. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lývà chiến đấu cho sự nghiệpchính nghĩa.”

A.quan niệm

B.đồng nhất

C.đạo lý

D.sự nghiệp

Câu 7:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Mỗi trường pháihội họa đều có suy nghĩriêng về cái đẹp, quyết định riêng việc lựa chọn đề tài, cách vận dụng ngôn ngữ tạo hìnhvà xử lý kỹ thuật chất liệu riêng để đạt hiệu quảmong muốn.

A.trường phái

B.suy nghĩ

C.tạo hình

D.hiệu quả

Câu 8:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Cuộc họp diễn ratừ sớm nhưng có lẽ sẽ phải kéo dàivì có rất nhiều vấn đề nổi cộmcần phải bàng bạckĩ lưỡng

A.diễn ra

B.kéo dài

C.nổi cộm

D.bàng bạc

Câu 9:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Cảnh khuya và Rằm tháng giênglà hai bài thơ tuyệt tứcủa Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kì đầucuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

A.Cảnh khuya

B.tuyệt tứ

C.Rằm tháng giêng

D.thời kì đầu

Câu 10:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình tựnhững cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫmcủa mình về nội dung, hình thức của tác phẩm đó.

A.trình tự

B.tưởng tượng

C.Phát biểu

D.suy ngẫm

Câu 11:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Thơ là hình thức nội dungdùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thứclogic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanhcó tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.

A.hình thức

B.chất liệu

C.nội dung

D.âm thanh

Câu 12:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Biên bản là loại văn bảnghi chép một cách trung thành, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thựccủa biên bản.

A.chịu

B.loại văn bản

C.trung thành

D.tính xác thực

Câu 13:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Ngòi bút kịch của Lưu Quang Vũ nhạy bén, sắc sảo, đề cập đến hàng loạt vấn đề có tính thời đạinóng hổi trong cuộc sống đương thời, đáp ứng được những đòi hỏi của đông đảongười xem trong thời kì xã hội chuyển động mạnh mẽ theo hướng đổi mới.

A.thời đại

B.đông đảo

C.đương thời

D.nhạy bén

Câu 14:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Văn học dân gian đượcsáng tác theolối tập tụcvà truyền miệng.

A.được

B.tập tục

C.theo

D.truyền miệng

Câu 15:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Ý tưởngnghệ thuật không bao giờ là tri thứctrừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay cả khi làm chúng ta rung độngtrong cảm xúc, có bao giờ để trí ócchúng ta năm lười yên một chỗ.

A.ý tưởng

B.tri thức

C.rung động       

D.trí óc

Câu 16:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà vănlớn của nước ta, đáng lẽphải sáng tỏhơn nữa trong bầu trờivăn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.

A.sáng tỏ

B.bầu trời

C.đáng lẽ

D.nhà văn

Câu 17:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình giống như giọt nước mang hình cả bầu trời của dân tộc ta, của người dân Bắc Bộtrong một hành trình đánh giặc lâu dài, bền bỉ, kiên cường.

A.lâu dài

B.giọt nước

C.Bắc bộ

D.kiên cường

Câu 18:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Chủ nghĩa hiện thực là trào lưunghệ thuật lấy hiện thực văn họcvà những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúngnghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh.

A.trào lưu

B.văn học

C.công chúng

D.sống động

Câu 19:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Thao tác lập luận bình luậnlà đưa ra ý kiến đánh giá(xác định phải trái, đúng sai, hay dở), nhận xét(trao đổi ý kiến) về một tình hình, một vấn đề.

A.bình luận

B.đánh giá

C.tình hình

D.nhận xét

Câu 20:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Từ ghéplà loại từ được tạo thành từ hai tiếngtrở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhauhoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.

A.đứng sau

B.hai tiếng

C.giống nhau     

D.Từ ghép

Câu 21:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Thơ là tiếng nóiđầu tiên, tiếng nói đầu tiêncủa tâm hồnkhi đụng chạmvới cuộc sống.

A.tiếng nói

B.đầu tiên

C.tâm hồn

D.đụng chạm

Câu 22:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạtdùng trong các văn bảnthuộc lĩnh vực truyền thông cá thể, như văn bản dùng trong báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử...

A.diễn đạt

B.đài phát thanh

C.văn bản

D.cá thể

Câu 23:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Hồi ký là một thể của loại tự sự, thường ghi lại chân thực, khách quan có kèm theo phân tích, đánh giá của người viết về nội dung được ghi lại. Như tên gọi của nó, điểm nhìncủa hồi ký là từ hiện tại nhìn về quá khứ, nhìn về chặng đường đã trải qua nên cái nhìn có tính toàn diện, khái quát và có đánh giá mang ý nghĩa tổng kết.

A.điểm nhìn

B.tự sự

C.tính toàn diện

D.phân tích

Câu 24:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Xuân Quỳnh là gương mặtnổi bật của thế hệ các nhà thơ trẻ chống đế quốc Mỹ với hồn thơđằm thắm, luôn da diếttrong đời sốngvề hạnh phúc đời thường.

A.da diết

B.gương mặt

C.đời sống

D.hồn thơ

Câu 25:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Nguyễn Đình Thi viết: “Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệuthay cho lời nói, tức là chữ - để thể hiện một trạng xúctâm lý đang rung chuyển khác thường”.

A.trạng xúc

B.Làm thơ

C.dấu hiệu

D.khác thường

Câu 26:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.

Những thói quen tốt, cho dùrất nhỏ song cũng có thể thiết lậpcho trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn nhạy cảm.

A.nhạy cảm

B.thói quen

C.cho dù

D.thiết lập

Câu 27:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.

Trong quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt Nam, các họa sĩ, nhà điêu khắc đã trân trọng, nâng niu cái đẹp thiên phú của những người phụ nữ và đưa chúnglên một tầm cao hơn, đó là vẻ đẹp của cái nết - cốt lõi của tâm hồn đức hạnhngười phụ nữ Việt Nam.

A.cốt lõi

B.cái đẹp

C.chúng

D.đức hạnh

Câu 28:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa logic/ phong cách.

Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân, ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốnmà vẫn yêu đời, thật thà chất phácmà thông thái, hóm hỉnh.

A.chất phác

B.yêu đời

C.thông thái

D.thiếu thốn

Câu 29:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Thanh Thảo là một gương mặt đầy tâm huyết cho sự đổi mới thơ Việt. Bà đi tìm kiếm những nhân cáchtài hoa, những nhân cách bất khuất, những suy nghĩ phóng khoáng, hay ông đến với những người vô danh, lặng thầm mà bất diệt.

A.vô danh

B.phóng khoáng

C.Bà

D.nhân cách

Câu 30:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Ông bà cha mẹđã lao động vất vả, tạo ra thành quảđể con cháu đời sau hưởng lạc.

A.cha mẹ

B.vất vả

C.thành quả

D.hưởng lạc

Câu 31:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Không nên đánh giá con người qua bề ngoàihình thức mà nên đánh giácon người bằngnhững hành động, cử chỉ, cách đối xửcủa họ.

A.bề ngoài

B.đánh giá

C.bằng

D.đối xử

Câu 32:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Về văn bản, cách nói và cách viết của Hồ Chủ Tịch có những nét rất độc đáo: Nội dung khảng khái, thấm thía đi sâu vào tình cảm của con người, chinh phụccả trái tim và khối óc con người ta: Hình thứcsinh động, giản dị, giàu tính dân tộc và tính nhân dân”

A.văn bản

B.độc đáo

C.chinh phục

D.hình thức

Câu 33:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Văn chươngsẽ là hình dungcủa sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn phát minhra sự sống.

A.văn chương

B.hình dung

C.muôn hình vạn trạng

D.phát minh

Câu 34:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Con ngườicủa Bác, đời sốngcủa Bác đơn giảnnhư thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.”

A.con người

B.đời sống

C.đơn giản

D.lối sống

Câu 35:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫnriêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong độcởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa.

A.phong độ

B.năng động

C.trọng đạo nghĩa

D.hấp dẫn

Câu 36:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Văn học Việt Nam, cả văn học dân gian và văn học viết, là sản phẩm tinh thần quý báu của dân tộc, phản ánh tâm hồn và tính cách Việt Nam với những nét bền vững đã thành truyền thốngvà có sự vận độngtrong trường ca lịch sử.

A.phản ánh

B.truyền thống

C.sự vận động

D.trường ca

Câu 37:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Sinh vật trong tự nhiên rất phong phúvà đa dạng, bao gồm những nhóm lớn sau: động vật, thực vật, chim... Chúng sống ở nhiều môi trườngkhác nhau, có quan hệ gần gũivới nhau và với con người”.A.gần gũi

B.phong phú

C.môi trường

D.chim

Câu 38:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình… Bài thơ là khúc hát réo rắt, đằm thắmbậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vangsâu thẳm, lâu bền của bài thơ.”

A.bài thơ trữ tình

B.réo rắt

C.đằm thắm

D.ngân vang

Câu 39:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Sống trong các môi trườngkhác nhau, trải qua quá trìnhlâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc tínhthích nghi.”

A.môi trường     

B.quá trình

C.đặc tính

D.thích nghi

Câu 40:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Những câu hát than thân có số lượng lớnvà rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thươnglàm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tình trạngcủa con người. Ngoài ý nghĩa “than thân”, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.”

A.phản kháng

B.đáng thương

C.tình trạng

D.số lượng lớn

Câu 41:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vịtất cả cái mộc mạc, giản dị và trong veocủa đồng quê nội cỏ.

A.trong veo

B.thức quà

C.hương vị

D.mộc mạc

Câu 42:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ lớn của nước ta, một ngôi sao sángtrên bầu trời văn nghệ dân tộc. Năm 1859, thực dân Phápchiếm Gia Định và các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ Nguyễn Đình Chiểu lang thangnhiều nơi, tỏ thái độ bất hợp tácvới kẻ thù.”A.bất hợp tác

B.ngôi sao sáng

C.lang thang

D.thực dân Pháp

Câu 43:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gươngcủa một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, ở Người còn toát lênhình ảnh một con người rất đỗi giản dị, khiêm tốn, thân thiếtvới nhân dân.

A.tấm gương

B.vĩ nhân

C.toát lên

D.thân thiết

Câu 44:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Không cầu kỳnhư trà đạo Nhật - Chanoyu hay Gongfucha – trà đạo Trung Hoa, trà đạo Việt Nam có phần giản dịhơn trong cách pha chế. Tuy nhiên, người Việt đặc biệt là những người có kiến thức uyên thâmvề trà, đặc biệt yêu cầu khắt khevề hương vị.  

A.cầu kì

B.giản dị

C.uyên thâm

D.khắt khe

Câu 45:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Tràng giang có chất Đường thihơn những bài thơ Đường trung đại. Chính Huy Cận cũng thừa nhậnông đã lấy cảm hứngtừ ý thơ của Đỗ Phủ, Thôi Hiệu đời Đường, của Chinh phụ ngâm để cho bài thơ đạt đến tác phongcổ điển.”

A.thừa nhận

B.cảm hứng

C.Đường thi

D.tác phong

Câu 46:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Lễ nhận chứcdiễn ra vô cùng long trọngvà đã thành côngtốt đẹp.”

A.nhận chức

B.long trọng

C.thành công

D.tốt đẹp

Câu 47:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học chân thựcmà giàu cảm độngviết về gia đình Chị Dậu – một gia đình nông dân nghèo đang sống dưới tầng đáycủa xã hội khi bị Pháp và phong kiến đô hộ, chèn ép.

A.cảm động

B.chèn ép

C.tầng đáy

D.chân thực

Câu 48:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ Việt Nam với những tác phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến. Thơ của bà giàu cảm hứngvới những cung bậc khác nhau vừa hồn nhiên, chân thành, vừa đằm thắm mà lạida diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.”

A.hồn nhiên

B.mà lại

C.vừa

D.cảm hứng

Câu 49:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Càng lớn lên tôi càng thấy việc học trở nên nghiêm trọng, những kiến thức ngày một nhiều khiến tôi đang rất mơ hồ.”

A.Càng

B.nghiêm trọng

C.mơ hồ

D.đang

Câu 50:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Chúng em càng đến gầnngày thi thì tinh thần hăng háihọc tập đã bộc lộ một cách rõ nét.”

A.hăng hái

B.đến gần

C.Đã

D.rõ nét