ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 6

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: 

Một người trẻ nói: “Tôi vốn quen sống ngẫu hứng, tôi muốn được tự do. Kỷ luật không cho cuộc sống của tôi điều gì”. Bạn có biết khi quan tâm quá nhiều đến điều có thể nhận được sẽ khiến bản thân mê đắm trong những điều phù phiếm trước mắt. Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa. Người lính trong quân đội được học từ những điều cơ bản nhất của kỷ luật như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn cơm đúng bữa, gấp quân trang đúng cách,… cho đến những kỷ luật cao hơn như tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, đoàn kết trong tập thể,…Tất cả những điều đó để hướng tới một mục đích cao hơn là thao trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu, là tất cả phục vụ vì nhân dân vì đất nước. Đó là lý tưởng của họ. Thành công đến cùng tính kỷ luật tạo dựng sự bền vững lâu dài. Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc. Nó giúp bạn giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Không những vậy, kỷ luật còn là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn. Người thầy luôn đặt ra những thử thách rèn bản thân sống có nguyên tắc hơn nhắc nhở bản thân từ mục đích ban đầu khi ra bước đi là gì. Kỷ luật không lấy đi của bạn thứ gì nó đem đến cho bạn nhiều hơn những điều bạn tưởng.

(Nguồn https://www.ctgroupvietnam.com/Tin-Tuc/cau-chuyen-cuoi-tuan-suc-manh-cua-tinh)

Nêu ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ? 

A.Biểu cảm

B.Tự sự

C.Nghị luận

D.Miêu tả

Câu 2:

Trong văn bản, rất nhiều thứ mà kỷ luật mang đến cho bạn là những thứ gì?

A.Niềm đam mê, sự quyết tâm; tinh thần không bỏ cuộc.

B.Niềm đam mê, sự quyết tâm; tinh thần không bỏ cuộc. Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.

C.Giúp giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.

D.Niềm đam mê, sự quyết tâm; tinh thần không bỏ cuộc. Giúp giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.

Câu 3:

Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa.

A.Nhân hóa

B.So sánh

C.Ẩn dụ

D.Nhân hóa và so sánh

Câu 4:

“Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc.” đoạn trên sử dụng phép liên kết nào?

A.Phép nối

B.Phép thế

C.Phép lặp

D.Phép liên tưởng

Câu 5:

Nội dung của đoạn văn trên là gì?

A.Sức mạnh của kỉ luật đối với cuộc sống con người.

B.Người có tính kỉ luật sẽ dễ dàng đạt được thành công

C.Bàn về tự do và kỉ luật

D.Kỉ luật là đôi cánh giúp con người vươn cao, vươn xa

Câu 6:

Đôi khi, một lời khen ngợi, động viên được nói ra đúng lúc có tác động phi thường mà ngay chính bản thân người tạo ra lời khen ấy cũng không ngờ đến.

Một cậu bé khác ở Luân Đôn làm nhân viên trong một cửa hàng bán thực phẩm khô. Cậu phải thức dậy lúc năm giờ sáng dọn dẹp của hàng, làm việc vất vả suốt mười bốn giờ trong ngày. Đây là công việc thuần túy chân tay và cậu ghét nó. Sau hai năm, cậu không thể nào chịu đựng được nữa. Một buổi sáng thức dậy, không đợi ăn sáng, cậu cuốc bộ mười lăm dặm đi tìm mẹ. Lúc đó đang giúp việc cho một gia đình giàu có, để nói lên suy nghĩ của mình. Sau đó, cậu viết một bức thư dài cho thầy giáo cũ của cậu, tâm sự rằng mình rất đau khổ, không muốn sống nữa. Người thầy an ủi và khuyến khích cậu, cam đoan rằng cậu thực sự thông minh và thích hợp cho những công việc còn tốt hơn thế. Ông sẵn sàng tìm cho cậu một chân giáo viên ở làng.

Người thầy đã thực hiện một nghĩa cử cao đẹp cho cậu học trò của mình. Lời động viên đúng lúc của ông thay đổi cả tương lai cậu bé. Người thầy này đã góp phần tạo nên một nhân cách đặc biệt trong lịch sử văn học Anh. Bởi vì ngay sau đó, cậu bắt đầu viết và nhanh chóng trở thành tác giả của vô số những tác phẩm bán chạy nhất nước Anh, kiếm trên một triệu đô-la bằng ngòi bút của mình. Đó là H.G.Wells.

(Theo Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2015)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A.Tự sự

B.Miêu tả

C.Biểu cảm

D.Nghị luận

Câu 7:

Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

A.Sức mạnh tình yêu thương, lời khen của con người trong cuộc sống

B.Khi bạn biết vươn lên trong cuộc sống thì bạn có thể thay đổi cuộc đời, số phận con người, mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống

C.Sự khích lệ, động viên từ người thầy của mình, để có niềm lạc quan, niềm tin trong cuộc sống

D.Câu chuyện về cậu bé Wills từng đau khổ, và không muốn sống, làm việc nhưng được sự khích lệ đã vươn lên để trở thành nhà văn nổi tiếng của nước Anh

Câu 8:

Xác định câu chủ đề của văn bản trên.

A.Một cậu bé khác ở Luân Đôn làm nhân viên trong một cửa hàng bán thực phẩm khô.

B.Người thầy đã thực hiện một nghĩa cử cao đẹp cho cậu học trò của mình.   

C.Đôi khi, một lời khen ngợi, động viên được nói ra đúng lúc có tác động phi thường mà ngay chính bản thân người tạo ra lời khen ấy cũng không ngờ đến.          

D.Lời động viên đúng lúc của ông thay đổi cả tương lai cậu bé.

Câu 9:

Vì sao cậu bé trong đoạn văn trên từ chỗ “đau khổ”, “không muốn sống nữa” sau đó lại trở thành người có ích cho cuộc đời?

A.Vì cậu nhận được sự khích lệ từ người thầy của mình

B.Vì cậu đã viết thư cho thầy giáo

C.Vì cậu bé đã tự mình vươn lên trong cuộc sống

D.Vì cậu bé có khát vọng cao đẹp

Câu 10:

“Người thầy an ủi và khuyến khích cậu, cam đoan rằng cậu thực sự thông minh và thích hợp cho những công việc còn tốt hơn thế. Ông sẵn sàng tìm cho cậu một chân giáo viên ở làng.” đoạn trên sử dụng phép liên kết nào?

A.Phép nối và phép thế

B.Phép thế và phép lặp

C.Phép lặp và phép liên tưởng

D.Phép liên tưởng và phép thế

Câu 11:

“Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa

Chúng nó chẳng còn mong được nữa

Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng

Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn

Đã bước dưới mặt trời cách mạng.

Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu

Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu

Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

Rắn như thép, vững như đồng.

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”

(Trích “Ta đi tới”, Tố Hữu)

Nêu ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ? 

A.Tự sự

B.Nghị luận

C.Miêu tả

D.Biểu cảm 

Câu 12:

Nêu ý nghĩa nội dung của đoạn thơ trên. 

A.Tuổi thơ lớn lên từ trong bom đạn

B.Thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp và hùng vĩ

C.Ý chí kiên cường của nhân dân

D.Tất cả các đáp án trên

Câu 13:

“Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

Rắn như thép, vững như đồng.

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”

Trong 5 câu thơ trên của đoạn thơ, tác giả sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì? 

A.So sánh

B.Nhân hóa

C.Ẩn dụ                        

D.Nói giảm nói tránh

Câu 14:

Biện pháp tu từ trong khổ thơ trên có tác dụng gì?

A.Đề cao sự hùng vĩ của thiên nhiên     

B.Tạo nhịp điệu cho câu thơ

C.Nhấn mạnh sức mạnh của nhân dân ta

D.Làm cho sự vật, sự việc giống như con người

Câu 15:

Ý nghĩa của hai câu thơ:

“Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn

Đã bước dưới mặt trời cách mạng.”

A. Đất nước ta trù phú, tươi đẹp

B.Đất nước ta văn minh, phát triển 

C.Đất nước ta đã tìm thấy chân lí cho mình

D.Tất cả các đáp án trên.

Câu 16:

Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai!

(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012)

Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên.

A.Phân tích

B.Bác bỏ

C.Chứng minh

D.Bình luận 

Câu 17:

Anh/ Chị hiểu thế nào về câu nói: “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình.”?

A.Cần “tin vào chính mình”, tin vào nghị lực, tài năng, lòng can đảm, sức mạnh và sự tự tin đều tiềm ẩn bên trong con người có đủ khả năng vượt qua những khó khăn ấy.

B.Cần phải chủ động nắm bắt cuộc sống của mình và đón nhận những hạnh phúc đời thường vì có thể nó sẽ vụt mất bất cứ lúc nào.

C.Cuộc sống có nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh; thời gian không chờ đợi một ai.

D.Hạnh phúc là những trải nghiệm cuộc đời trần thế, không tự nhiên mà có, hạnh phúc  phải kiếm tìm, phải trải qua gian khó mới có được.

Câu 18:

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc.

A.So sánh

B.Liệt kê

C.Điệp ngữ

D.Ẩn dụ

Câu 19:

Vì sao tác giả cho rằng: “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống”?

A.Vì cần phải nâng niu từng phút giây của cuộc sống để nắm bắt trọn vẹn hạnh phúc.

B.Vì cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn; thời gian không chờ đợi một ai.

C.Vì chúng ta chỉ được sống một lần trên đời

D.Vì tuổi trẻ cần phải nỗ lực hết mình để theo đuổi những đam mê, hoài bão để thành công.

Câu 20:

Nêu ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

A.Biểu cảm

B.Tự sự

C.Nghị luận

D.Miêu tả

Câu 21:

Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được. Khoa học cận đại phân loại chặt chẽ, những người chỉ chuyên một học vấn phần nhiều khép kín trong phạm vi của mình, lấy cớ là chuyên môn, không muốn biết đến các học vấn liên quan. Điều này đối với việc phân công nghiên cứu có thể là cần thiết, nhưng đối với việc đào tạo chuyên sâu thì lại là một sự hi sinh. Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó, các loại học vấn nghiên cứu quy luật, tuy bề ngoài có phân biệt, mà trên thực tế thì không thể tách rời. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác. Ví như chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí học, cho đến ngoại giao, quân sự,… Nếu một người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến, chỉ có học một mình chính trị học thôi, thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát…

(Chu Quang Tiềm; dẫn theo sách Ngữ văn 9 tập hai, NXBGD, 2015, trang 5).

Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A.Tự sự

B.Thuyết minh

C.Biểu cảm

D.Nghị luận

Câu 22:

Xác định phép liên kết trong câu 2 và câu 3 của đoạn trích.

A.Phép lặp

B.Phép thế

C.Phép nối

D.Phép lặp và thế

Câu 23:

Theo tác giả, Kiến thức phổ thông quan trọng như thế nào?

A.Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được.

B.Không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác

C.Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác

D.Nhanh chóng, linh hoạt

Câu 24:

Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến dạng người nào?

A.Người có đào tạo không chuyên sâu.

B.Người nghiên cứu.

C.Chỉ chuyên một học vấn, khép kín, không muốn biết đến các học vấn liên quan.

D.Một người đối với các học vấn liên quan  mà không biết đến, chỉ có học một mình chính trị học.

Câu 25:

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:

Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó, các loại học vấn nghiên cứu quy luật, tuy bề ngoài có phân biệt, mà trên thực tế thì không thể tách rời.

A.Ẩn dụ

B.So sánh

C.Nhân hóa

D.Hoán dụ