ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Dòng văn học - Văn học hiện đại

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/ Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất/ Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật”

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. dân gian

B. trung đại

C. thơ Mới

D. hiện đại

Câu 2:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,/ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều  sa./Lòng quê dợn dợn vời con nước,/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

(Tràng giang –Huy Cận)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. thơ Mới

B. hiện đại

C. dân gian

D. trung đại

Câu 3:

“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời/ Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ - Ngày mai trong đám xanh xuân ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…”

(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. dân gian

B. thơ Mới

C. trung đại

D. hiện đại

Câu 4:

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc/ Khi lòng ta đã hóa những con tàu/ Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát/ Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.”

(Tiếng hát con tàu –Chế Lan Viên)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. hiện đại

B. trung đại

C. dân gian

D. thơ Mới

Câu 5:

“Này chị em ơi/ Nhớ ai gầm gào trong cổ họng/ rồi cười nưa rúc mặt đám đông/ xanh thì đỏ/ tím thì vàng”

(Thị Mầu 97 – Phan Huyền Thư)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. dân gian

B. trung đại

C. thơ Mới

D. hiện đại

Câu 6:

"đường chỉ tay đã đứt/ dòng sông rộng vô cùng/ Lor-ca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc”

(Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. dân gian

B. trung đại

C. hiện đại

D. thơ Mới

Câu 7:

Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi/ Mau với chứ! thời gian không đứng đợi/ Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới/ Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa”

(Giục giã –Xuân Diệu)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. dân gian

B. thơ Mới

C. hiện đại

D. trung đại

Câu 8:

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước gương trong soi bóng những hang tre/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lánh”

(Nhớ con sông quê hương –Tế Hanh)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. hiện đại

B. trung đại

C. dân gian

D. thơ Mới

Câu 9:

“Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt/ Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua/ Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ/ Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm.”

(Nhớ rừng –Thế Lữ)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. dân gian

B. trung đại

C. hiện đại

D. thơ Mới

Câu 10:

"Hôm qua em đi tỉnh về/ Đợi em ở mãi con đê đầu làng/ Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng/ Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!"

(Chân quê –Nguyễn Bính)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

A. dân gian

B. thơ Mới

C. hiện đại

D. trung đại

Câu 11:

Nhà thơ nào KHÔNG thuộc nền văn học hiện thực 1930 – 1945?

A. Nam Cao

B. Ngô Tất Tố

C. Nguyên Hồng

D. Nguyễn Minh Châu

Câu 12:

Tác giả nào sau đây KHÔNG thuộc dòng văn hiện thực?

A. Nam Cao

B. Nguyễn Công Hoan

C. Vũ Trọng Phụng

D. Nguyễn Tuân

Câu 13:

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG thuộc phong trào thơ mới?

A. Hầu trời

B. Từ ấy

C. Tràng giang

D. Tương tư

Câu 14:

Tác giả nào KHÔNG thuộc phong trào “thơ mới” giai đoạn 1932 – 1945?

A. Thế Lữ

B. Lưu Trọng Lư

C. Tố Hữu

D. Hàn Mặc Tử

Câu 15:

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG thuộc về khuynh hướng văn học hiện thực? 

A. Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)

B. Tắt đèn (Ngô Tất Tố)

C. Chí Phèo (Nam Cao)

D. Những sáng tác của nhóm Tự lực Văn đoàn.

Câu 16:

Tác giả nào sau đây KHÔNG thuộc thời kì văn học sau 1975?

A. Nguyễn Minh Châu

B. Nguyễn Tuân

C. Quang Dũng

D. Lưu Quang Vũ

Câu 17:

Tác giả nào sau đây KHÔNG thuộc trường phái thơ ca Cách mạng?

A. Tố Hữu

B. Hồ Chí Minh

C. Quang Dũng

D. Lưu Quang Vũ

Câu 18:

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG thuộc phong trào thơ mới?

A. Hầu trời

B. Tống biệt hành.

C. Ông đồ

D. Đoàn thuyền đánh cá

Câu 19:

Chọn một tác giả KHÔNG thuộc phong trào Thơ mới.

A. Thế Lữ

B. Đoàn Phú Tứ

C. Tế Hanh

D. Thanh Thảo

Câu 20:

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG có khuynh hướng sử thi?

A. Việt Bắc

B. Rừng xà nu

C. Chiếc thuyền ngoài xa            

D. Những đứa con trong gia đình

Câu 21:

Tác giả nào sau đây KHÔNG thuộc trường văn học hiện thực trước Cách mạng?

A. Nam Cao

B. Nguyễn Công Hoan

C. Nguyễn Minh Châu

D. Ngô Tất Tố

Câu 22:

Tác giả nào sau đây KHÔNG thuộc trường phái thơ ca trữ tình?

A. Xuân Diệu

B. Hàn Mặc Tử

C. Quang Dũng

D. Nguyễn Bính

Câu 23:

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG thuộc phong trào thơ mới?

A. Nhớ rừng

B. Quê hương

C. Ông đồ

D. Cảnh khuya

Câu 24:

Tác giả nào sau đây KHÔNG mang phong cách nghệ thuật đậm chất cái “tôi”?

A. Huy Cận

B. Tố Hữu

C. Hàn Mặc Tử

D. Xuân Diệu

Câu 25:

Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?

A. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

B. Nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

C. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

D. Nền văn học hướng về đại chúng.

Câu 26:

Phong trào Thơ mới được ra đời trong khoảng thời gian nào?

A. Giai đoạn 1930 - 1945.

B. Giai đoạn trước năm 1930.

C. Giai đoạn từ 1945 - 1975.

D. Giai đoạn sau 1975

Câu 27:

Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của phong trào Thơ mới?

A. Phong trào Thơ mới là một phần của văn học hiện thực.

B. Phong trào Thơ mới đề cao tính lý trí.

C. Phong trào Thơ mới luôn hướng con người tới những gì hoàn hảo nhất.

D. Phong trào Thơ mới đề cao cái tôi cảm xúc, phong phú, đa dạng.

Câu 28:

Nhận xét nào sau đây không đúng? 

A. Bài thơ Tương tưđược viết theo thể lục bát nhưng vẫn là thơ mới.

B. Bài thơ Tương tưgần với ca dao nên không được xem là thơ mới.

C. Bài thơ Tương tưkhông phải là một bài ca dao.

D. Bài thơ Tương tưđược viết theo thể lục bát rất gần với ca dao.

Câu 29:

Chọn một cụm từ hợp lý điền vào chỗ trống để có một nhận định đúng:

“Tản Đà đã đặt được…..giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại”.

A. sự ghi nhận.

B. nền móng.

C. dấu gạch nối.

D. dấu son mới.

Câu 30:

Tác phẩm nào dưới đây không thuộc phong trào Thơ mới?

A. Hầu trời.

B. Tống biệt hành.

C. Ông đồ.                     

D. Đoàn thuyền đánh cá.

Câu 31:

“Ngay cả lúc linh hồn muốn rời bỏ trần gian để bay lên cõi siêu nhiên, thì người ta vẫn thấy ở đó một tình yêu đớn đau hướng về cuộc đời trần thế”nhận định trên đang nhắc tới nhà thơ nào trong phong trào Thơ mới?

A. Xuân Diệu

B. Thế Lữ

C. Hàn Mặc Tử

D. Huy Cận

Câu 32:

Cụm từ nào sau đây nói đúng về phong cách thơ của Huy Cận trong phong trào Thơ mới?

A. Ảo não sầu bi.

B. Đau đớn, tuyệt vọng

C. Độc đáo, tài hoa, uyên bác.

D. Hoài nghi, mơ hồ

Câu 33:

Dòng nào sau đây đúng khi nhắc đến tác giả Nguyễn Bính trong phong trào Thơ mới?

A. Là một nhà thơ mới nhưng ông lại quay về đào sâu vào truyền thống dân gian nên đã đem đến cho thơ mình vẻ đẹp “chân quê”.

B. Ông luôn khao khát và lắng nghe sự hòa điệu giữa hồn người với tạo vật, giữa cá thể với nhân quần.

C. Thơ ông là thế giới nghệ thuật đầy xuân sắc và tình tứ, trong đó, chuẩn mực của cái đẹp không phai là thiên nhiên mà là con người.

D. Ông được mệnh danh là “người báo tin xuân” cho phong trào Thơ mới.