ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Nội Dung - Văn học dân gian

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Hơ Nhị là nhân vật trong đoạn trích nào?

A. Chiến thắng Mtao – Mxây (trích sử thi Đăm Săn)

B. Uy-lit-xơ trở về (Trích sử thi Ô-đi-xê)

C. Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na)

D. Đẻ đất đẻ nước (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước)

Câu 2:
Pê-nê-lốp là nhân vật trong đoạn trích nào?

A. Chiến thắng Mtao – Mxây (trích sử thi Đăm Săn)

B. Uy-lit-xơ trở về (trích sử thi Ô-đi-xê)

C. Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na)

D. Đẻ đất đẻ nước (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước)

Câu 3:
Ơ-ri-clê là nhân vật trong đoạn trích nào?

A. Chiến thắng Mtao – Mxây (trích sử thi Đăm Săn)

B. Uy-lit-xơ trở về (trích sử thi Ô-đi-xê)

C. Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na)

D. Đẻ đất đẻ nước (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước)

Câu 4:
Gia-na-ki là nhân vật trong đoạn trích nào?

A. Chiến thắng Mtao – Mxây (trích sử thi Đăm Săn)

B. Uy-lit-xơ trở về (trích sử thi Ô-đi-xê)

C. Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na)

D. Đẻ đất đẻ nước (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước)

Câu 5:
Rắc-sa-va là nhân vật trong đoạn trích nào?

A. Chiến thắng Mtao – Mxây (trích sử thi Đăm Săn)

B. Uy-lit-xơ trở về (trích sử thi Ô-đi-xê)

C. Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na)

D. Đẻ đất đẻ nước (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước)

Câu 6:
Lê Thận là nhân vật trong tác phẩm dân gian nào?

A. Con rồng cháu tiên

B. Sự tích Hồ Gươm

C. Thánh Gióng

D. Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Câu 7:
Lang Liêu là nhân vật trong văn bản văn học dân gian nào?

A. Bánh chưng, bánh giầy

B. Thạch Sanh

C. Con rồng cháu tiên

D. Sự tích Hồ Gươm

Câu 8:
Mã Lương là nhân vật trong tác phẩm nào?

A. Mẹ hiền dạy con

B. Em bé thông minh

C. Cây bút thần

D. Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 9:
Mị Nương là nhân vật trong tác phẩm nào?

A. Con Rồng cháu Tiên

B. Sơn Tinh, Thủy Tinh

C. Sọ Dừa

D. Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

Câu 10:
Tù trưởng Sắt là nhân vật trong đoạn trích nào?

A. Chiến thắng Mtao – Mxây (trích sử thi Đăm Săn)

B. Uy-lit-xơ trở về (trích sử thi Ô-đi-xê)

C. Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na)

D. Đẻ đất đẻ nước (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước)

Câu 11:
Ý nghĩa của truyện Tấm Cám là?

A. Phản ánh ước mơ về một xã hội công bằng, hạnh phúc

B. Phản ánh ước mơ được giàu sang

C. Phản ánh ước mơ về sự hóa thân của con người

D. Phản ánh khát vọng tình yêu đôi lứa

Câu 12:
Mâu thuẫn chủ yếu được phản ánh trong truyện Tấm Cám là:

A. Mâu thuẫn giữa gia đình và xã hội

B. Mâu thuẫn giữa thiện và ác

C. Mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng

D. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị

Câu 13:
Sự phản kháng trước cái ác của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám?

A. Hoàn toàn chủ động

B. Quyết liệt từ đầu đến cuối

C. Chủ yếu nhờ sự giúp đỡ của các yếu tố thần kì

D. Từ yếu ớt, bị động đến kiên quyết, mạnh mẽ, quyết liệt

Câu 14:
Trong truyện cổ tích Tấm Cám, cô Tấm không hóa thân thành hình ảnh nào?

A. Chim vàng anh

B. Khung cửi

C. Miếng trầu

D. Qủa thị

Câu 15:
Nỏ thần trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được chế tạo từ:

A. Ngà voi

B. Vuốt rùa

C. Vẩy rồng

D. Vây cá

Câu 16:
Ý nghĩa quan trọng nhất của truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy?

A. Bài học dựng nước

B. Tình nghĩa cha con

C. Bài học giữ nước

D. Tình cảm vợ chồng

Câu 17:
Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn chiến đấu vì mục đích gì?

A. Bảo vệ buôn làng

B. Mở rộng đất đai

C. Trả thù cho người thân

D. Lấy lại danh dự

Câu 18:
Sự vật nào trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây được xem là thần kì?

A. Cái chày

B. Cái khiên

C. Miếng trầu

D. Qủa mướp

Câu 19:

Trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây,vai trò của ông trời trong cuộc chiến của Đăm Săn là:

A. Cố vấn, gợi ý cho người anh hùng

B. Người quyết định kết quả cuộc chiến

C. Góp phần hạn chế sức mạnh của kẻ thù đối nghịch với người anh hùng

D. Người quyết định số phận của các nhân vật

Câu 20:
Ý nghĩa phê phán chính của truyện Tam đại con gà là:

A. Phê phán thói khoe khoang

B. Phê phán nạn tham nhũng

C. Phê phán thói nịnh bợ

D. Phê phán thói giấu dốt

Câu 21:
Qua sự biến hóa của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, nhân dân muốn gửi gắm điều gì?

A. Ước mơ được bất tử của nhân dân

B. Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác.

C. Sự độc ác tột cùng của mẹ con Cám

D. Sự bền bỉ, quyết liệt của cô Tấm trên con đường giành lại ngôi vị hoàng hậu

Câu 22:
Người con gái trong bài ca dao “- Cưới nàng anh toan dẫn voi,..” đã thách cưới chàng trai bằng thứ gì?

A. Ngô

B. Khoai tây

C. Lạc

D. Khoai lang

Câu 23:

Làm trai cho đáng sức trai

Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng

Đối tượng châm biếm của bài ca dao trên là:

A. Người đàn ông yếu đuối, tầm thường

B. Người đàn ông ăn bám vợ

C. Người đàn ông không có chính kiến

D. Người đàn ông tham ăn tục uống

Câu 24:
Thành ngữ được sử dụng trong bài ca dao dưới đây:

Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa

A. Gừng hãy còn cay

B. Muối đang còn mặn

C. Nghĩa nặng tình dày

D. Ba vạn sáu ngàn ngày

Câu 25:
Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày phê phán tệ nạn nào trong xã hội?

A. Nạn tham nhũng

B. Nạn cờ bạc

C. Nạn trộm cắp

D. Mê tín dị đoan