ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Nội dung - Văn học hiện đại

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Qua tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng phê phán điều gì?

A. Phê phán, tố cáo xã hội đẩy người nông dân hiền lành, lương thiện vào bước đường cùng.

B. Phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối, lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước Cách mạng.

C. Phê phán, tố cáo xã hội đã bỏ quên những kiếp người nhỏ bé, cơ cực trong xã hội cũ trước Cách mạng.

D. Phê phán, tố cáo bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm cả thể xác và tâm hồn người nông dân vùng núi.

Câu 2:
Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao lên án, tố cáo điều gì?

A. Kết án đanh thép xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ.

B. Phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối, lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước Cách mạng.

C. Phê phán, tố cáo xã hội đã bỏ quên những kiếp người nhỏ bé, cơ cực trong xã hội cũ trước Cách mạng.

D. Phê phán, tố cáo bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm cả thể xác và tâm hồn người nông dân vùng núi.

Câu 3:
Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, ở tòa án huyện, khi gặp chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài đã van xin điều gì?

A. Xin quý tòa không bắt phải bỏ chồng

B. Xin tòa xét xử cho lão chồng vũ phu đi tù

C. Xin tòa giúp đỡ về kinh tế

D. Xin li dị chồng

Câu 4:
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, khi đi chụp ảnh, phát hiện đầu tiên của nhân vật Phùng là:

A. Phát hiện sự thật về người bạn Đẩu

B. Phát hiện vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho

C. Phát hiện bức tranh cuộc sống tàn nhẫn, thô bạo

D. Phát hiện cuộc sống nghèo khó của người dân vùng chài

Câu 5:
Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, khi ra khỏi rừng, sông Hương được Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh với hình ảnh nào dưới đây?

A. Như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại

B. Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở

C. Người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại

D. Người tài nữ đánh đàn đêm khuya

Câu 6:
Những chi tiết sau miêu tả về nhân vật nào trong các tác phẩm đã học dưới đây:

“Trạc ngoài bốn mươi; cao lớn với những đường nét thô kệch; mặt rỗ”

A. Thị (Vợ nhặt)

B. Mị (Vợ chồng A Phủ)

C. Người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa)

D. Thị Nở (Chí Phèo)

Câu 7:
Trong tác phẩm Chí phèo của Nam Cao, Chí Phèo vì sao phải đi tù 7, 8 năm?

A. Vì Chí đến nhà Bá Kiến ăn vạ nhiều lần

B. Vì Chí đánh con trai Bá Kiến

C. Vì Chí nợ tiền Bá Kiến

D. Vì cơn ghen của Bá Kiến

Câu 8:
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, vì sao Mị trở thành con dâu nhà thống lí Pá Tra?

A. Vì A Sử đã thầm yêu Mị từ lâu nên đến bắt Mị về làm vợ.

B. Vì Mị nợ tiền nhà thống lí Pá Tra

C. Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ Mị

D. Vì Mị và A Sử yêu nhau

Câu 9:
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, vì sao A Phủ trở thành người ở cho nhà thống lí Pá Tra?

A. Vì cha mẹ A Phủ nợ tiền nhà thống lí

B. Vì A phủ làm mất bò nhà thống lí

C. Vì nhà A Phủ quá nghèo nên đến xin làm người ở nhà thống lí

D. Vì A Phủ đánh con quan, bị phạt vạ nhưng không có tiền nộp.

Câu 10:
Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, nhân vật Tràng làm công việc gì?

A. Kéo xe bò thuê

B. Canh điền

C. Xay lúa thuê

D. Bốc vác thuê

Câu 11:
Kết thúc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, trong óc Tràng hiện lên hình ảnh nào?

A. Hình ảnh nồi cháo cám

B. Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ

C. Hình ảnh tiếng trống thúc thuế

D. Hình ảnh những người chết đói

Câu 12:
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, hình ảnh xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm?

A. Tiếng trống thu không

B. Đoàn tàu

C. Ngọn đèn chị Tí

D. Chiếc chõng tre

Câu 13:
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, vì sao gia đình Liên chuyển từ Hà Nội về sinh sống ở phố huyện?

A. Vì mẹ Liên mất việc

B. Vì cha Liên mất việc

C. Vì Hà Nội quá ngột ngạt, ồn ào

D. Vì bà nội Liên ở quê bị bệnh

Câu 14:
Trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, vì sao Huấn Cao bị kết án tử hình?

A. Vì âm mưu giết vua

B. Vì tham nhũng

C. Vì chống lại triều đình

D. Vì chỉnh sửa bài thi

Câu 15:
Trong tác phẩm Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan, ông lí bắt người dân đi xem môn thể thao nào?

A. Bóng ném

B. Bóng chuyền

C. Cầu lông

D. Đá bóng

Câu 16:
Trong tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, niềm vui chung của những người trong gia đình khi nhà có tang là:

A. Được khoe già, khoe danh, khoe râu

B. Được mặc đồ xô gai tân thời

C. Được phân chia tài sản

D. Được khoe danh, khoe hiếu

Câu 17:
Trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, câu nói dưới đây là của nhân vật nào: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”

A. Cụ Mết

B. Tnú

C. Dít

D. Quyết