ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Nội dung - Văn học trung đại
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão)
Tác phẩm Tỏ lòng khắc họa điều gì?
A. Biểu hiện “cái tôi” cá nhân – một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.
B. Thể hiện sự chán ghét của thi nhân đối với cuộc sống tầm thường nơi trần thế.
C. Khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
D. Ca ngợi vẻ đẹp của tự nhiên, đồng thời kín đáo bày tỏ lòng yêu nước sâu sắc.
Món “nợ” được Phạm Ngũ Lão nhắc đến trong tác phẩm “Tỏ lòng” là:
A. Nợ tình cảm
B. Nợ công danh
C. Nợ ân tình
D. Nợ mạng sống
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão)
Vũ Hầu được nhắc đến trong tác phẩm Tỏ lònglà ai?
A. Khổng Tử
B. Lưu Bị
C. Gia Cát Lượng
D. Quan Công
Đáp án nào không đúng về nội dung được phản ánh trong tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du?
A. Xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp
B. Cảm thương cho những kiếp người “tài hoa bạc mệnh”
C. Cảm xúc, suy tư về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến
D. Thể hiện quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Nguyễn Du
Đáp án nào không đúng về nội dung được phản ánh trong tác phẩm Thu hứng của Đỗ Phủ?
A. Nỗi lo âu cho đất nước của tác giả
B. Nỗi buồn nhớ quê hương của tác giả
C. Niềm xót thương cho những người “tài hoa bạc mệnh”
D. Nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình
Nội dung chính của tác phẩm Đại cáo Bình Ngô là:
A. Ca ngợi Lê Lợi, chủ soái của nghĩa quân Lam Sơn
B. Tố cáo tội ác quân xâm lược
C. Tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
D. Tố cáo tội ác quân xâm lược, tuyên bố thành lập nhà nước mới
Từ “Rồi” trong câu thơ “Rồi hóng mát thuở ngày trường” (trích Cảnh ngày hè– Nguyễn Trãi) được hiểu là:
A. Rỗi rãi
B. Thong thả
C. Ung dung
D. Nhẹ nhàng
Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của nhân vât “khách” trong bài Phú sông Bạch Đằngcủa Trương Hán Siêu không mang nội dung nào?
A. Thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên
B. Nghiên cứu kế sách đánh giặc
C. Nghiên cứu cảnh trí đất nước
D. Bồi bổ tri thức, mở mang tầm hiểu biết
Trong tác phẩm Bình ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra thêm những yếu tố căn bản nào để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc mà tác phẩm Sông núi nước nam chưa nêu ra được?
A. Phong tục tập quán, lịch sử, văn hiến
B. Lãnh thổ, lịch sử, văn hiến
C. Phong tục tập quán, lịch sử, lãnh thổ
D. Lãnh thổ, chủ quyền, phong tục tập quán
“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng”
Câu thơ trên trong bài “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi được hiểu là:
A. Mong muốn có đàn của vua Thuấn để đàn một khúc Nam phong.
B. Mong muốn đánh thử đàn của vua Thuấn
C. Mong muốn đàn hay như vua Thuấn
D. Tiếng đàn vua Thuấn văng vẳng đâu đây