ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Thể loại - Văn học dân gian

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Trong các thể loại sau, thể loại nào là tác phẩm tự sự dân gian kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại?

A. Sử thi

B. Truyền thuyết

C. Thần thoại

D. Truyện cổ tích

Câu 2:
Trong các thể loại sau, thể loại nào là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của dân cư thời cổ đại?

A. Sử thi

B. Truyền thuyết

C. Thần thoại

D. Truyện cổ tích

Câu 3:
Trong các thể loại sau, thể loại nào là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng loài vật) để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên triết lí nhân sinh hoặc những bài học kinh nghiệm về cuộc sống?

A. Truyện cổ tích

B. Truyện ngụ ngôn

C. Truyện cười

D. Truyền thuyết

Câu 4:
Trong các thể loại sau, thể loại nào là tác phẩm tự sự dân gian mà có cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động?

A. Thần thoại

B. Sử thi

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 5:
Trong các thể loại sau, thể loại nào là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội?

A. Tục ngữ

B. Vè

C. Ca dao

D. Truyện thơ

Câu 6:

“Câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp thực tế hàng ngày của nhân dân” là thể loại nào dưới đây?

A. Tục ngữ

B. Ca dao

C. Vè

D. Câu đố

Câu 7:
“Tác phẩm trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người” là thể loại nào dưới đây?

A. Tục ngữ

B. Ca dao

C. Vè

D. Câu đố

Câu 8:
Trong các thể loại sau, thể loại nào thuộc loại hình kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội?

A. Chèo

B. Ca dao

C. Vè

D. Truyện thơ

Câu 9:
Trong các thể loại sau, thể loại nào là bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả vật đố bằng ẩn dụ hoặc những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống?

A. Tục ngữ

B. Câu đố

C. Vè

D. Truyện thơ

Câu 10:
Trong các thể loại sau, thể loại nào là tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện của làng, của nước mang tính thời sự?

A. Tục ngữ

B. Vè 

C. Câu đố

D. Truyện thơ

Câu 11:
Thể loại của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là:

A. Cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Sử thi

D. Thần thoại

Câu 12:
Thể loại của văn bản Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn) là:

A. Cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Sử thi

D. Thần thoại

Câu 13:
Thể loại của văn bản Uy-lít-xơ trở về (trích Ô-đi-xê) là:

A. Cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Sử thi

D. Thần thoại

Câu 14:
Thể loại của văn bản Ra-ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na) là:

A. Sử thi

B. Cổ tích

C. Truyền thuyết

D. Thần thoại

Câu 15:
Thể loại của văn bản Tấm Cám là:

A. Cổ tích

B. Truyện ngụ ngôn

C. Thần thoại

D. Truyền thuyết

Câu 16:
Thể loại của văn bản Tam đại con gà là:

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện cổ tích

C. Truyện cười

D. Thần thoại

Câu 17:
Thể loại của văn bản Nhưng nó phải bằng hai mày là:

A. Truyệnn ngụ ngôn

B. Truyện cười

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngắn

Câu 18:
Thể loại của văn bản Bánh chưng bánh giầy là:

A.Cổ tích

B. Thần thoại

C. Sử thi

D. Truyền thuyết

Câu 19:
Thể loại của văn bản Thạch Sanh là:

A. Cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Sử thi

D. Thần thoại

Câu 20:
Thể loại của văn bản Cây bút thần là:

A. Sử thi

B. Truyện ngụ ngôn

C. Truyện cổ tích

D. Thần thoại

Câu 21:
Thể loại của văn bản Ếch ngồi đáy giếng là:

A. Truyện cười

B. Truyện ngụ ngôn

C. Thần thoại

D. Truyện cổ tích

Câu 22:
Thể loại của văn bản Lợn cưới, áo mới là:

A. Truyện cười

B. Thần thoại

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyện cổ tích

Câu 23:
Thể loại của văn bản Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu) là:

A. Truyện ngắn

B. Truyện thơ

C. Truyện cổ tích

D. Truyền thuyết

Câu 24:
Thể loại của văn bản Treo biển là:

A. Truyện cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Truyện cười

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 25:
Thể loại của văn bản Treo biển là:

A. Truyện cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Truyện cười

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 26:
Thể loại của văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng là:

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện cười

C. Truyền thuyết

D. Truyện cổ tích

Câu 27:
Tác phẩm nào KHÔNGcùng thể loại với tác phẩm còn lại?

A. Em bé thông minh

B. Thạch Sanh

C. Tấm Cám

D. Con Rồng cháu Tiên

Câu 28:
Tác phẩm nào KHÔNGcùng thể loại với tác phẩm còn lại?

A. Ramayana

B. Ô-đi-xê

C. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

D. Đăm Săn

Câu 29:
Tác phẩm nào KHÔNGcùng thể loại với tác phẩm còn lại?

A. Lợn cưới áo mới

B. Tiễn dặn người yêu

C. Nhưng nó phải bằng hai mày

D. Tam đại con gà

Câu 30:
Tác phẩm nào KHÔNGcùng thể loại với tác phẩm còn lại?

A. Treo biển

B. Chân, tay, tai, mắt, miệng

C. Thầy bói xem voi

D. Ếch ngồi đáy giếng

Câu 31:
Tác phẩm nào KHÔNGcùng thể loại với tác phẩm còn lại?

A. Sự tích Hồ Gươm

B. Thánh Gióng

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh

D. Ếch ngồi đáy giếng