ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý - Bài tập phân tích số liệu địa lí

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thời kì từ ngày 21-31/01: Không khí lạnh (KKL) tiếp tục suy yếu và biến tính dần, do vậy trong ngày 21-24/01 các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời nhiều mây và có sương mù vào đêm và sáng, nhiệt độ có xu hướng gia tăng. Khoảng ngày 25-26/01 áp cao lạnh lục địa tăng cường yếu nên các tỉnh thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng có mưa rào rải rác, nhiệt độ giảm nhẹ. Sau đó, khoảng ngày 28/01 KKL tiếp tục được tăng cường với cường độ mạnh hơn, từ ngày 29/01 Bắc Bộ có khả năng chuyển rét đậm, vùng núi có nơi rét hại trong những ngày cuối tháng 01 và đầu tháng 02/2021.

(Nguồn: https://nchmf.gov.vn/Kttvsite/vi-VN/1/nhan-dinh-xu-the-thoi-tiet-tu-ngay-21-thang-01-den-ngay-20-thang-02-nam-2021-cac-khu-vuc-tren-pham-vi-ca-nuoc-post19241.html)

Áp cao lạnh lục địa được nhắc đến trong đoạn thông tin trên, chỉ loại áp cao nào dưới đây?

A. Áp cao Xibia

B. Áp cao A-xo

C. Áp cao nam Ấn Độ Dương

D. Áp cao nam Đại Tây Dương

Câu 2:

Gió mùa mùa đông tăng cường ảnh hưởng như thế nào tới thời tiết, khí hậu nước ta đầu năm 2021?

A. Trời nhiều mây, có sương mù vào đêm và rạng sáng

B. Mưa rào rải rác, nhiệt độ giảm nhẹ

C. Trời chuyển rét đậm, vùng núi có nơi rét hại

D. Trời lạnh, nắng nhẹ, khô hanh

Câu 3:

Khu vực nào ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông bắc?

A. Khu vực Bắc Trung Bộ

B. Khu vực Đồng bằng sông Hồng

C. Khu vực Đông Bắc Bắc Bộ

D. Khu vực Trung Trung Bộ

Câu 4:

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, từ giữa tháng 9 đến trung tuần tháng 11 năm 2020, miền Trung liên tiếp xảy ra thiên tai có tính dị thường, 9 cơn bão và 02 áp thấp, trong đó có cơn bão số 9 (26 – 28/10/2020) là một trong 2 cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua vào khu vực này. Do tính chất phức tạp, khốc liệt của thiên tai, thời tiết khó lường, đặc biệt là mưa lũ với cường độ rất lớn, tập trung kéo dài nhiều ngày, vượt quá mức dự báo, cảnh báo nên đã gây thiệt hại nặng nề. Cụ thể, đã có 249 người chết, mất tích. Riêng bão đã làm 25 người, lũ là 78 người, sạt lở đất là 112 và thiên tai khác là 34 người chết và mất tích,... Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 30.000 tỷ đồng.

(Nguồn: http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-dia-phuong/Thiet-hai-30000-ty-dong-do-thien-tai-di-thuong-o-mien-Trung/415798.vgp)

Tại sao bão thường xảy ra vào các tháng cuối năm ở miền Trung?

A. Do gió mùa Đông Bắc thổi đến

B. Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới

C. Do miền Trung giáp biển

D. Do biến đổi khí hậu

Câu 5:

Thảm họa nào gây ra thiệt hại về người nhiều nhất theo đoạn thông tin trên?

A. Bão

B. Lũ quét

C. Lũ lụt

D. Sạt lở đất

Câu 6:

Đâu không phải là giải pháp của Nhà nước ta để giải quyết hậu quả do bão, lũ?

A. Quyên góp, ủng hộ, hỗ trợ tiền bạc, đồ dùng, thực phẩm

B. Sửa chữa các công trình đê điều, thủy lợi

C. Tìm kiếm, cứu nạn những người bị thương và mất tích

D. Hỗ trợ hàng nghìn tỷ cho người khuyết tật

Câu 7:

Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn (Trung Quốc), ở độ cao 1776m, chảy vào Việt Nam từ tỉnh Lào Cai, chảy qua Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc về đến thủ đô Hà Nội, rồi qua các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, đến Thái Bình đổ ra Biển Đông. Sông Hồng dài 1.150 km thì có đến 800 km chảy trên cao nguyên và núi dốc nên vào mùa mưa dòng sông khá hung dữ, nhưng khi chảy xuống vùng đồng bằng, độ cao chỉ còn khoảng 3 mét so với mực nước biển, dòng sông có phần hiền hoà hơn. Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên một vùng châu thổ rộng lớn đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi, trong đó có vùng đất thủ đô Hà Nội. 

(Nguồn: https://vovworld.vn)

Người ta đặt tên là sông Hồng, vì:

A. Ô nhiễm nguồn nước

B. Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời

C. Con sông chở nặng phù sa

D. Dưới sông có một loài rong đỏ

Câu 8:

Sông Hồng có đặc điểm:

A. Là một con sông hiền hòa, do chảy chủ yếu ở đồng bằng

B. Rất hung dữ, do nơi bắt nguồn của sông có độ dốc lớn

C. Hung dữ, do sông nằm trong vùng khí hậu có mưa nhiều

D. Khá hung dữ, do sông chủ yếu chảy trên miền địa hình cao

Câu 9:

Đoạn sông Hồng chảy trên miền có địa hình thấp chiếm:

A. 69,5%

B. 30,3%

C. 30,4%

D. 69,6%

Câu 10:

Lưu vực sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn 

Hàng năm sông ngòi trong lưu vực này tiếp nhận khoảng 40 triệu m3nước thải công nghiệp, không kể một số lượng không nhỏ của trên 30 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất rải rác trong thành phố Hồ Chí Minh. Nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 360 triệu m3.

Ngoài những chất thải công nghiệp như hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại như: đồng, chì, sắt, kẽm, thủy ngân, cadmium, mangan, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Nơi đây còn xảy ra hiện tượng nước sông bị acid hóa như đoạn sông từ cầu Bình Long đến Bến Than, nhiều khi độ pH xuống đến 4,0 (độ pH trung hòa là 7,0), và trọng điểm là sông Rạch Tra, nơi tất cả nước rỉ từ các bãi rác thành phố và hệ thống nhà máy dệt nhuộm ở khu Tham Lương đổ vào.  

(Nguồn: https://moitruong.com.vn/chuyen-de-moi-truong/hien-trang-o-nhiem-nuoc-tren-mot-so-song-lon-o-nuoc-ta-7640.htm)

So với lượng chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt:

A. Ít hơn, 9 lần

B. Nhiều hơn, 320 m3

C. Nhiều hơn, 9 lần

D. Ít hơn, 320 triệu m3

Câu 11:

Đâu không là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trên lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn?

A. Chất thải từ các nhà máy công nghiệp

B. Nước sông bị acid hóa

C. Nước rỉ từ các bãi rác thành phố

D. Chất thải từ hệ thống nhà máy dệt nhuộm

Câu 12:

Nước sông có độ pH là 4,0 chứng tỏ điều gì?

A. Nước sông bị ô nhiễm nặng

B. Nước sông sử dụng được bình thường

C. Tính acid trong nước cao

D. Nước sông chứa nhiều kiềm

Câu 13:

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam. Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều.

(Nguồn: https://lienhiephoi.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=1161)

Bảng số liệu: Lưu vực sông Hồng – Trạm Sơn Tây

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa (mm)

19,5

25,6

34,5

104,2

222,0

262,8

315,7

335,2

271,9

170,1

59,9

17,8

Lưu lượng (m3/s)

1318

1100

914

1071

1893

4692

7986

9246

6690

4122

2813

1746

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tại sao sông Hồng có tổng lượng nước lớn, tới 83,5 tỷ m³ nước?

A. Do sông Hồng rộng lớn

B. Do nguồn cung cấp nước của sông dồi dào

C. Do bề mặt lãnh thổ nước ta rộng lớn

D. Do địa hình nước ta dốc, chủ yếu là đồi núi

Câu 14:

Mùa lũ của sông Hồng rơi vào thời kì nào?

A. Từ tháng 6 đến tháng 9

B. Từ tháng 6 đến tháng 10

C. Từ tháng 6 đến tháng 11

D. Từ tháng 5 đến tháng 12

Câu 15:

Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng mưa và lưu lượng nước sông Hồng?

A. Biểu đồ đường

B. Biểu đồ cột chồng

C. Biểu đồ cột ghép

D. Biểu đồ cột kết hợp đường

Câu 16:

Đa dạng về hệ sinh thái là cơ sở cho sự đa dạng loài động/thực vật, vi sinh vật. Việt Nam nằm trong khu vực Indo - Burma, là 1 trong 25 điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu. Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới. Một thống kê chưa đầy đủ vào năm 2011 cho thấy, Việt Nam là nơi trú ngụ của 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn (312 loài thú, 840 loài chim, 167 loài ếch nhái, 317 loài bò sát, trên 7.700 loài côn trùng, và nhiều loài động vật không xương sống khác). Số lượng loài sinh vật biển được biết là hơn 11.000 loài (6.300 loài động vật đáy, 2.500 loài cá biển, 653 loài rong biển, 657 loài động vật nổi, 537 loài thực vật nổi, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và 5 loài rùa biển).

(Nguồn: https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3184/da-dang-sinh-hoc-o-viet-nam--thuc-trang-va-thach-thuc-bao-ton.aspx)

Đa dạng sinh học của Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới và thuộc khu vực sinh thái nào?

A. Thứ 16, khu vực Indo

B. Thứ 1, khu vực Indo – Burma

C. Thứ 16, khu vực Indo – Burma

D. Thứ 25, khu vực Đông Nam Á

Câu 17:

Côn trùng ở Việt Nam chiếm bao nhiêu % số loài động vật của cả nước?

A. 74,8%

B. 74,7%

C. 74,6%

D. 74,5%

Câu 18:

Trong môi trường biển, loài nào có mức độ đa dạng sinh học cao hơn?

A. Cá, tôm biển

B. Các loài động - thực vật nổi

C. Các loài động vật đáy

D. Các loài rong biển

Câu 19:

Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng đánh giá, Việt Nam là một trong các quốc gia có tổn hại lớn về hệ sinh thái tự nhiên. Với hệ sinh thái rừng, hiện diện tích đất có rừng toàn quốc gần 14,5 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên hơn 10 triệu ha và rừng trồng hơn 4 triệu ha. Giai đoạn 2012-2017, 11% diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá trái phép, 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng.

(Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/doi-mat-voi-suy-thoai-he-sinh-thai-tu-nhien-295451.html)

Bảng số liệu:

HIỆN TRẠNG RỪNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2012 – 2018

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

Tổng diện tích rừng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

2012

13862,0

10423,8

3438,2

2013

13954,4

10398,1

3556,3

2014

13796,5

10100,2

3696,3

2015

14061,9

10175,5

3886,3

2016

14377,7

10242,1

4135,6

2018

14491,3

10255,5

4235,8

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tại sao Việt Nam được đánh giá là quốc gia tổn hại lớn về hệ sinh thái tự nhiên?

A. Do diện tích rừng hạn chế

B. Do hệ sinh thái rừng suy giảm

C. Do con người khai thác quá mức

D. Do chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Câu 20:

Vào năm nào loại rừng tự nhiên chiếm 71,2% trong cơ cấu rừng nước ta?

A. 2012

B. 2014

C. 2016

D. 2018

Câu 21:

Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích rừng trồng, diện tích rừng tự nhiên và tổng diện tích rừng nước ta giai đoạn 2012 – 2018:

A. Biểu đồ cột ghép

B. Biểu đồ cột kết hợp đường

C. Biểu đồ đường

D. Biểu đồ cột chồng

Câu 22:

Ngày 3-11, phát biểu giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 1990 Việt nam chỉ có 9 triệu ha rừng. Sau 30 năm quyết tâm xây dựng nền kinh tế bền vững, phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường, đến nay Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, rừng trồng là 4,3 triệu ha, hệ số che phủ đạt 42%, cao hơn mức bình quân thế giới (29%).

(Nguồn: https://nhandan.com.vn/vi-moi-truong-xanh/he-so-che-phu-rung-cua-viet-nam-dat-42-cao-hon-muc-binh-quan-cua-the-gioi-623083/)

Độ che phủ rừng năm 1990 của Việt Nam là bao nhiêu?

A. 27%

B. 29%

C. 35%

D. 42%

Câu 23:

Sau 30 năm, diện tích rừng nước ta tăng lên bao nhiêu?

A. 15%

B. 1,3 triệu ha

C. 38,4%

D. 1,62 lần

Câu 24:

Biện pháp nào hiệu quả nhất để phát triển bền vững ngành lâm nghiệp nước ta trong những năm tiếp theo?

A. Khai hoang, mở rộng diện tích đất

B. Bảo vệ rừng khỏi thiên tai và lâm tặc

C. Khai thác đi đôi với trồng và bảo vệ rừng

D. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc

Câu 25:

Năm 2011 là năm thắng lợi trên lĩnh vực sản xuất lúa, mang lại niềm vui lớn cho người nông dân. Diện tích gieo trồng lúa cả nước cả năm 2011 đạt hơn 7,6 triệu ha, tăng hơn 140 nghìn ha so với năm 2010, sản lượng đạt 42,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay và cao hơn 2,2 triệu tấn so với năm 2010, vượt hơn một triệu tấn so với chỉ đạo của Chính phủ. 

(Nguồn: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/S%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-l%C3%BAa-%C4%91%E1%BA%A1t-th%E1%BA%AFng-l%E1%BB%A3i-l%E1%BB%9Bn-566024)

Diện tích trồng lúa của nước ta là bao nhiêu triệu ha vào năm 2010?

A. 7,60

B. 7,46

C. 7,66

D. 7,74

Câu 26:

Năng suất lúa của nước ta năm 2011 là bao nhiêu?

A. 60,0

B. 55,0

C. 55,5

D. 55,2

Câu 27:

Biện pháp nào hiệu quả nhất nhằm tăng năng suất lúa nước ta năm 2011?

A. Chuyển đổi đất sang mục đích phi nông nghiệp

B. Tăng diện tích trồng lúa

C. Bố trí cơ cấu mùa vụ phù hợp

D. Đưa giống tốt và tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất

Câu 28:

Năm 1992, Chính phủ Việt Nam kêu gọi FAO hổ trợ để phát triển công nghệ lúa lai. Các nhà khoa học Việt Nam đã lựa chọn và sản xuất các dòng bố, mẹ với nguồn gen trong nước, chẳng hạn như các dòng 103S, T1s-96, T4S, T23S, T70S, T100, AMS27S.  Những dòng này được sử dụng để sản xuất hạt giống F1 của Việt Nam như VL20 , VL24, TH3-3, TH3-4, HYT83, HYT92.

Giống lúa lai Việt Nam đầu tiên được trồng thương mại hóa vào năm 1992, sản xuất trong một khu vực giới hạn dưới 200 ha.

Sản xuất hạt giống lai ở Việt Nam

Năm

Mùa khô

Mùa mưa

Diện tích (ha)

Năng suất (kg/ha)

Diện tích (ha)

Năng suất (kg/ha)

1993

141,4

550

13,2

550

1994

52,0

630

71,0

400

1995

46,0

760

55,0

1 150

1996

169,0

2 100

98,0

1 150

Nguồn: Trích từ Yin (1997).

(Nguồn: https://sites.google.com/site/kysuhodhinhhai/cay-lua-viet-nam/tinh-hinh-trong-lua-lai-o-viet-nam)

Đâu là giống lúa của Việt Nam sau khi lai tạo?

A. 103S

B. T23S

C. AMS27S

D. TH3-4

Câu 29:

Vào năm 1996, mùa mưa cho sản lượng hạt giống lai cao hay thấp hơn mùa khô?

A. Cao hơn 1,8 lần

B. Thấp hơn 3 lần

C. Cao hơn 242,2 tấn

D. Thấp hơn 950 kg

Câu 30:

Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và năng suất giống lúa lai vào mùa khô giai đoạn 1993 – 1996:

A. Biều đồ cột đơn

B. Biểu đồ miền

C. Biểu đồ cột kết hợp đường

D. Biểu đồ cột ghép

Câu 31:

Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2020, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tình hình cung cấp điện, vận hành hệ thống điện quốc gia nhìn chung sẽ đảm bảo cung ứng trong năm 2020 trong trường hợp: tình hình thủy văn thuận lợi, độ khả dụng của các nhà máy nhiệt điện than được đảm bảo.

Tính đến giữa tháng 8/2020, tổng sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia đạt 163,392 tỷ kWh, cao hơn 1,63% so với cùng kỳ năm 2019, thấp hơn 9,291 tỷ kWh so với kế hoạch từ đầu năm. [...]

Đối với sản lượng các nguồn năng lượng tái tạo, đại diện EVN cho hay, sản lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn điện mặt trời cao hơn so với kế hoạch. Ước đến hết năm 2020, sản lượng nguồn điện mặt trời cao hơn 78 triệu kWh, sản lượng nguồn điện gió cao hơn 192 triệu kWh.

(Nguồn: http://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/bo-cong-thuong-yeu-cau-%C4%91ap-ung-%C4%91u-%C4%91ien-cho-sinh-hoat-va-san-xuat-20338-16.html)

Có bao nhiêu hình thức sản xuất điện được nhắc đến trong đoạn thông tin trên?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 32:

Tổng sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia sản xuất năm 2019 là bao nhiêu?

A. 159.711 tỷ kWh

B. 160.771 tỷ kWh

C. 161.792 tỷ kWh

D. 165,777 triệu kWh

Câu 33:

Tại sao sản lượng điện từ mặt trời thấp hơn sản lượng điện từ gió?

A. Vì năng lượng gió lớn hơn năng lượng mặt trời

B. Vì ở nước ta mặt trời chiếu sáng yếu

C. Vì không có nhiều thiết bị thu ánh sáng mặt trời

D. Vì gió thổi mạnh trên toàn bộ đất nước ta

Câu 34:

Qua những giai đoạn phát triển khác nhau, hiện nay ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam gồm một số ngành chính: rượu – bia – nước giải khát, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, dầu thực vật, công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm, chế biến bột và tinh bột, công nghiệp sản xuất thuốc lá.

Ngành sữa là một trong những ngành phát triển nhanh giải quyết việc làm ổn định cho 10.000 lao động; tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm. Năm 2013, ngành sữa đạt doanh thu 62,2 nghìn tỷ đồng (2,9 tỷ USD), tăng 16,5% so với năm 2012, là một trong số các ngành hàng phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam. Ngành công nghiệp chế biến dầu thực vật của Việt Nam hiện có 37 doanh nghiệp sản xuất dầu thô và dầu tinh luyện. Năng lực sản xuất dầu thô 1,2 triệu tấn nguyên liệu hạt có dầu/năm, năng lực sản xuất dầu tinh luyện 1,129 triệu tấn dầu tinh luyện/năm.

(Nguồn: http://socongthuong.namdinh.gov.vn/socongthuong/1229/29425/39426/78324/an-toan-moi-truong/lam-gi-de-phat-trien-nganh-cong-nghiep-thuc-pham-cua-viet-nam.aspx)

Trong cơ cấu của ngành công nghiệp thực phẩm, ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất?

A. Công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm

B. Công nghiệp chế biến dầu thực vật

C. Công nghiệp sản xuất thuốc lá

D. Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

Câu 35:

Doanh thu từ ngành sữa năm 2012 được bao nhiêu tỷ đồng?

A. 53,9 nghìn tỷ đồng

B. 53,4 nghìn tỷ đồng

C. 53,3 nghìn tỷ đồng

D. 53,0 nghìn tỷ đồng

Câu 36:

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường phân bố theo quy luật nào?

A. Gắn với các thành phố lớn vì lượng tiêu thụ lớn

B. Gắn với thị trường trong và ngoài nước

C. Gắn với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ

D. Gắn với các cơ sở sản xuất, vùng chuyên canh

Câu 37:

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tám tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam không chỉ giữ được đà tăng trưởng về lượng, mà quan trọng hơn là giá xuất khẩu đạt mức cao. Riêng tháng 8-2020, giá trung bình đạt 502,6 USD/tấn, tăng 3,8% so với tháng 7-2020. Tính chung trong  tám  tháng, giá trung bình đạt 489,2 USD/tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 8-2020, loại gạo 5% tấm của Việt Nam đã có lúc vượt giá gạo Thái-lan, vươn lên dẫn đầu thế giới. Trong suốt chặng đường dài xuất khẩu gạo, đây là lần đầu tiên giá gạo Việt Nam cao hơn gạo Thái-lan đến 20 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu tăng cao một phần là do nhu cầu thu mua, tích trữ gạo của nhiều quốc gia trên thế giới tăng lên từ đợt dịch Covid-19, phần khác là nhờ vào chất lượng gạo Việt Nam mấy năm gần đây được cải thiện đáng kể.

(Nguồn: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/thoi-co-moi-trong-xuat-khau-gao-618336/#:~:text=Th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20t%E1%BB%AB%20T%E1%BB%95ng%20c%E1%BB%A5c,so%20v%E1%BB%9Bi%20th%C3%A1ng%207%2D2020.)

Vào tháng 7/2020, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt?

A. 493,4 USD/tấn

B. 502,6 USD/tấn

C. 484,2 USD/tấn

D. 489,2 USD/tấn

Câu 38:

Quốc gia nào xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất thế giới trong 8 tháng đầu năm 2020?

A. Việt Nam

B. Ấn Độ

C. Thái Lan

D. Pakistan

Câu 39:

Đâu khôngphảilí do giá gạo của Việt Nam tăng cao hơn Thái Lan trong năm 2020?

A. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

B. Do chất lượng gạo của Việt Nam tăng cao

C. Do các nước thu mua, tích trữ gạo

D. Do Thái Lan chủ động giảm giá

Câu 40:

Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc.

Tổng sản phẩm nông lâm thủy sản trong nước theo giá hiện hành

Thực hiện (Tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2012

Năm 2013

GDP toàn quốc

3.245.419

3.584.261

100,00

100,00

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

638.368

658.981

19,67

18,39

Nông nghiệp

495.592

503.556

15,27

14,05

Lâm nghiệp

20.840

23.996

0,64

0,67

Thủy sản

121.936

131.429

3,76

3,67

(Nguồn: http://testsera.vn/thuy-san/2365/)

Đâu là vị thế của ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản trong nền kinh tế Việt Nam?

A. Là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam

B. Đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

C. Đóng góp hiệu quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo

D. Nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp cả nước

Câu 41:

Dựa vào bảng số liệu trên, chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm nông lâm thủy sản trong giai đoạn 2012 – 2013?

A. Biểu đồ ô vuông

B. Biểu đồ cột chồng

C. Biểu đồ tròn

D. Biểu đồ miền

Câu 42:

Tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu của toàn ngành là bao nhiêu vào năm 2013?

A. 15,27%

B. 14,05%

C. 18,39%

D. 76,4%

Câu 43:

Trong 3 tháng đầu năm 2020 du lịch Việt Nam đón gần 3.686.779 lượt khách quốc tế, chỉ bằng 81,93 % mức cùng kỳ năm 2019. Kết quả quý II/2020 dự kiến còn tồi tệ hơn khi toàn ngành Du lịch gần như tê liệt do tình trạng cách ly xã hội để phòng ngừa dịch bệnh.

(Nguồn: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nganh-du-lich-viet-nam-trong-mua-dich-covid19-va-van-de-dat-ra-329127.html)

BẢNG: LƯỢT KHÁCH DU LỊCH CỦA THỊ TRƯỜNG CHÂU Á ĐẾN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NĂM 2020

(Đơn vị: Lượt khách)

Thị trường

3 tháng đầu năm 2019

3 tháng đầu năm 2020

Trung Quốc

1.281.073

871.819

Hàn Quốc

1.107.794

819.089

Nhật Bản

233.355

200.346

Các thị trường khác thuộc châu Á

768.170

783.113

Tổng số

3.390.392

2.674.367

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Những thị trường nào ở châu Á có tỉ trọng lượng khách đến với Việt Nam giảm trong giai đoạn 2019 – 2020?

A. Nhật Bản, Hàn Quốc

B. Nhật Bản, Trung Quốc

C. Trung Quốc, Hàn Quốc

D. Các thị trường khác thuộc châu Á

Câu 44:

Trong 3 tháng đầu năm 2020, lượt khách đến từ thị trường Trung Quốc chiếm bao nhiêu % trong tổng lượng khách quốc tế?

A. 23.65%

B. 37,79%

C. 34,75%

D. 32.60%

Câu 45:

Giai đoạn 3 tháng đầu năm 2019 – 2020, số lượt khách Hàn Quốc giảm bao nhiêu % trong cơ cấu lượt khách đến từ châu Á?

A. 26.06%

B. 2,04%

C. 30,62%

D. 35,25%

Câu 46:

Năm 2019, toàn quốc có hơn 887 nghìn thí sinh dự thi THPT Quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Số lượng đăng ký dự thi để xét tuyển đại học là 653.200. Tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học là 489.630 hồ sơ, trong đó có 341.840 xét bằng điểm thi THPT Quốc gia, còn lại bằng các phương thức khác. Từ chiều ngày 8/8, các trường đại học đã lần lượt công bố điểm chuẩn trên các phương tiện truyền thông để thông báo đến các thí sinh. Sau khi có kết quả điểm trúng tuyển, theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2019 có hơn 405 nghìn thí sinh đỗ đại học theo kết quả thi THPT Quốc gia, đạt 115% chỉ tiêu. Được biết chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT từ điểm thi THPT Quốc gia năm 2019 là hơn 351.000. Con số này cao hơn các năm qua khoảng 9.000.

(Nguồn: https://kenh14.vn/tuyen-sinh-dai-hoc-2019-hon-405000-thi-sinh-do-dai-hoc-theo-ket-qua-thi-thpt-quoc-gia-20190809153230859.chn)

Số lượng đăng kí dự thi xét tuyển đại học chiếm bao nhiêu % thí sinh dự thi THPT Quốc gia năm 2019?

A. 73.6%

B. 26,4%

C. 55,2%

D. 38.5%

Câu 47:

Có bao nhiêu hồ sơ xét tuyển đại học bằng các phương thức khác?

A. 489.630 hồ sơ

B. 341.840 hồ sơ

C. 147.790 hồ sơ

D. 194.050 hồ sơ

Câu 48:

Trong tổng số thí sinh dự thi, có bao nhiêu % thí sinh đỗ đại học từ kết quả thi THPT Quốc Gia?

A. 73.6%

B. 82,7%

C. 69,8%

D. 45,7%

Câu 49:

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho thấy bức tranh kinh doanh của ông lớn ngành hàng không Việt với khoản lỗ sau thuế gần 4000 tỷ đồng. Doanh thu trong kỳ của VietNam Airlines chỉ đạt gần 7.621 tỷ đồng, giảm mạnh so với hơn 25.630 tỷ cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân khiến doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh do dịch COVID-19 khiến kinh doanh đình trệ, đa số máy bay nằm sân. Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của VietNam Airlines là 32.411 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kì năm 2019.

(Nguồn: http://cand.com.vn/Kinh-te/Hai-hang-hang-khong-lon-nhat-Viet-Nam-van-gap-kho-618241/)

Doanh thu của VietNam Airlines trong quý III năm 2020, giảm bao nhiêu so với năm 2019?

A. 18.009 tỷ đồng

B. 7.621 tỷ đồng

C. 25.630 tỷ đồng

D. 4000 tỷ đồng

Câu 50:

Nguyên nhân nào khiến hoạt động của ngành Hàng không Việt Nam bị giảm sút?

A. Do máy bay nằm sân

B. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid19

C. Do hành khách không mua vé

D. Do ảnh hưởng của thời tiết

Câu 51:

Doanh thu thuần của Vietnam Airlines năm 2019 là bao nhiêu trong lũy kế 9 tháng?

A. 56.861 tỷ đồng

B. 32.411 tỷ đồng

C. 75.374 tỷ đồng

D. 25630 tỷ đồng

Câu 52:

Tính chung 9 tháng năm 2020, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 17,5 triệu người, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,4 triệu người, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước (tăng chủ yếu đối với lao động phi chính thức trong ngành xây dựng, tăng 4,6%, trong khi lao động chính thức trong ngành xây dựng giảm 9,3%); khu vực dịch vụ là 19,2 triệu người, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước.

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iii-va-9-thang-nam-2020/)

Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên vào tính đến tháng 9 năm 2020 là?

A. 35,6 triệu người

B. 33,9 triệu người

C. 36,7 triệu người

D. 53,1 triệu người

Câu 53:

Lao động của khu vực nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong 3 khu vực trên?

A. Nông, lâm và thủy sản; 33%

B. Công nghiệp – xây dựng; 85,4%

C. Công nghiệp – xây dựng: 30,9%

D. Dịch vụ; 36,2%

Câu 54:

Lao động phi chính thức là những người:

A. Không có nghề nghiệp

B. Việc làm bấp bênh

C. Có hợp đồng lao động

D. Làm việc bán thời gian

Câu 55:

Năm 2018, Việt Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 19,9% so với năm 2017. Lượng khách quốc tế đến từ 10 thị trường nguồn hàng đầu đạt 12.861.000 lượt, chiếm 83% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018.

Lượng khách du lịch nội địa đạt khoảng 80 triệu lượt, tăng 9% so với năm 2017, trong đó có khoảng 38,6 triệu lượt khách có sử dụng dịch vụ lưu trú.

Tổng thu từ khách du lịch năm 2018 đạt 637 nghìn tỷ đồng (tăng 17,7% so với năm 2017). Trong đó tổng thu từ du lịch quốc tế đạt 383 nghìn tỷ đồng (chiếm 60,1%), tổng thu từ du lịch nội địa đạt 254 nghìn tỷ đồng (chiếm 39,9%).

Theo đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”, đã được Chính phủ phê duyệt, Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 là quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á, đón và phục vụ 30 - 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa, với tổng thu từ khách du lịch đạt 45 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ USD; ngành du lịch đóng góp trên 10% GDP và tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp, với 70% được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng du lịch.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, du lịch Việt Nam thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh cao. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2050, du lịch Việt Nam trở thành điểm đến có giá trị nổi bật toàn cầu, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam, website:www.vietnamtourism.gov.vn)

Cho biết lượng khách du lịch nội địa chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm trong tổng lượt khách du lịch quốc tế và nội địa ở nước ta năm 2018?

A. 83,8%

B. 83%

C. 85%

D. 85,7%

Câu 56:

Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam đến năm 2025 là

A. Du lịch Việt Nam thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn.

B. Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển nhất Đông Nam Á.

C. Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á.

D. Việt Nam trở thành quốc giá có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 57:

Biện pháp tổng thể để đưa du lịch nước ta trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phát triển hàng đầu Đông Nam Á là

A. Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước

B. Tái cơ cấu lại ngành du lịch

C. Đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải.

D. Nâng cấp, sửa chữa và khai thác mới nhiều điểm du lịch hấp dẫn

Câu 58:

Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy tính lũy kế đến ngày 20/12/2019, Việt Nam có 30.827 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 362,58 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 211,78 tỷ USD, bằng 58,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

- Theo lĩnh vực: các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 214,2 tỷ USD, chiếm 59,1% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 58,4 tỷ USD (chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với 23,65 tỷ USD (chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư).

- Theo đối tác đầu tư: Trong tháng 12/2019, Honduras, Iceland và Litva là 3 đối tác đã có dự án đầu tư mới tại Việt Nam, nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam lên con số 135. Trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 67,71 tỷ USD (chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 59,3 tỷ USD (chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Hồng Kông.

- Theo địa bàn: ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút ĐTNN với 47,34 tỷ USD; tiếp theo là Bình Dương với 34,4 tỷ USD; Hà Nội với 34,1 tỷ USD.

Việt Nam là quốc gia thu hút vốn FDI lớn và nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Khu vực FDI hiện nay giữ vai trò chủ đạo trong cán cân xuất nhập khẩu của nước ta, chiếm 68,8% kim ngạch xuất khẩu và gần 57,4% kim ngạch nhập khẩu.

(Nguồn: http://www.mpi.gov.vn/, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta là lĩnh vực:

A. kinh doanh bất động sản

B. sản xuất, phân phối điện

C. công nghiệp chế biến, chế tạo

D. dịch vụ du lịch

Câu 59:

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu trong thu hút ĐTNN, chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số vốn ĐTNN ở nước ta ?

A. 9, 5%

B. 13,1%

C. 15%

D. 12%

Câu 60:

Theo em, thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn ĐTNN, nguyên nhân không phải do

A. vị trí địa lý thuận lợi

B. hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện

C. lao động và thị trường có nhiều tiềm năng.

D. nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có

Câu 61:

Tỷ lệ di cư nội địa, gồm di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh, tại Việt Nam khá cao. Điều tra dân số năm 2009 cho thấy 8,5% dân số thuộc diện này, trong đó số di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh gần như nhau. Số liệu gần đây từ cuộc điều tra “Tiếp cận nguồn lực hộ gia đình(VARHS)”, giai đoạn 2012-2014 tại 12 tỉnh cũng cho thấy xu hướng di cư mạnh.

Tính chung trong năm 2014, có 73% số người di cư di chuyển từ tỉnh này sang một tỉnh khác, 47% số người đến các trung tâm lớn như Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh và 10% ra nước ngoài (tăng nhiều so với tỷ lệ 1% năm 2012). Nói chung, nếu tính dựa trên chi tiêu cho ăn uống và thu nhập thuần theo VARHS thì các hộ gia đình có người di cư, nhất là những hộ có người đi kiếm việc có kinh tế tốt hơn các hộ khác.

Theo VARHS, các hộ gia đình nhận tiền gửi về thường sử dụng vào tiêu dùng hàng ngày và thanh toán dịch vụ thiết yếu (45-55%) và tiết kiệm (11-15%); phần còn lại được sử dụng cho chi tiêu vào các dịp đặc biệt, y tế và giáo dục. Nhưng di cư dường như đã giúp các hộ gia đình ứng phó với các cú sốc, giúp ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người, ít nhất là trong trường hợp đi tìm việc ở nơi khác. Các nghiên cứu trước đây về di cư chủ yếu quy nguyên nhân di cư từ nông thôn ra đô thị do chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn (Harris và Todaro 1970) và các yếu tố như bất ổn định thu nhập và nghèo (Stark 1991).

(Nguồn: Ngân hàng thế giới,Báo cáo phát triển Việt Nam năm2016)

Theo bài đọc, việc di cư tại nước ta đã mang lại ích lợi gì cho các hộ gia đình?

A. Khai phá vùng đất mới, mở rộng diện tích.

B. Giải quyết vấn đề việc làm, ổn định nơi ở.

C. Ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người.

D. Thực hiện các chính sách khuyến nông

Câu 62:

Theo bài đọc trên, số tiền các hộ gia đình sử dụng cho chi tiêu vào dịp đặc biệt, y tế và giáo dục là:

A. 45-55%.

B. 11-15%.

C. 30-44%

D. 14-20%.

Câu 63:

Theo bài đọc, nguyên nhân chủ yếu của việc di cư từ nông thôn ra đô thị là do:

A. chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn.

B. các yếu tố bất ổn định về việc làm.

C. sự khác nhau về điều kiện tự nhiên.

D. chính sách phát triển đô thị.

Câu 64:

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019: tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người. Trong đó dân số nam là 47.881.061 người, chiếm 49,8% và dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2%. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin) và thứ 15 trên thế giới. Sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. 

Mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Phi-lip-pin (363 người/km2) và Xin-ga-po (8.292 người/km2). Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất toàn quốc, tương ứng là 1.060 người/km2 và 757 người/km2. Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có mật độ dân số thấp nhất, tương ứng là 132 người/km2 và 107 người/km2.

Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 1999 - 2009 (1,18%/năm). Nhìn chung tỷ lệ gia tăng dân số ở Việt Nam đang ở mức thấp, đây là kết quả của việc triển khai Chiến lược Quốc gia về Dân số và Sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình vẫn gặp nhiều hạn chế do chính sách 2 con cộng với văn hóa trọng nam khinh nữ dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính trong dân số. Điều này cũng phần nào lý giải tỷ lệ giới tính khi sinh ở mức 112 bé trai/ 100 bé gái.

(Nguồn: Tổng cụ Thống kê Việt Nam: Kết quả Tổng điều tra Dân số Nhà năm 2019 website: https://vietnam.opendevelopmentmekong.net Dân số tổng điều tra dân số)

Dân số Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, sau:

A. In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po

B. Phi-lip-pin và Xin-ga-po

C. In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin

D. Thái Lan và Phi-lip-pin

Câu 65:

“Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất toàn quốc, tương ứng là 1.060 người/km2 và 757 người/km2. Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có mật độ dân số thấp nhất, tương ứng là 132 người/km2 và 107 người/km2.” Điều này cho thấy:

A. Dân số nước ta phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn.

B. Dân số nước ta phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng.

C. Dân số nước ta tập trung chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên.

D. Dân số nước ta phân bố đều giữa múi núi và đồng bằng.

Câu 66:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính dân số ở nước ta là do

A. số bé nam sinh ra thường có sức khỏe tốt hơn bé nữ.

B. chính sách 2 con cùng với tư tưởng trọng nam khinh nữ.

C. sự phát triển của y tế, khoa học kĩ thuật.

D. nhu cầu về lao động nam lớn hơn lao động nữ.

Câu 67:

Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Tính đến hết năm 2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu người, trong đó nữ chiếm khoảng 48,94%. Gia tăng dân số trong những năm qua kéo theo gia tăng về lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 

Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ chuyên môn, song vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam hiện nay, cụ thể:

Một , lao động phân bổ không đều giữa các vùng: Các vùng đất rộng có tỷ trọng lao động thấp (vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực lượng lao động, Tây Nguyên chiếm 6,5% lực lượng lao động). Năm 2017, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng (21,8%), Đồng bằng Sông Cửu Long (19,1%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (21,6%), các vùng còn lại  chiếm 17,2%.

Hai , chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. 

Ba ,còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động: Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh... trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề.  Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động không có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay là

A. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số vàng

B. quy mô dân số nhỏ, cơ cấu dân số trẻ

C. quy mô dân số nhỏ, cơ cấu dân số già

D. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số già

Câu 68:

Lợi thế lớn nhất của nguồn lao động Việt Nam là

A. lao động trẻ, trình độ chuyên môn cao

B. lao động đông, giá rẻ

C. lao động trẻ, có tác phong công nghiệp

D. lao động đông, có thể lực tốt

Câu 69:

Đâu không phải là hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Lao động phân bổ không đều giữa các vùng

B. Chất lượng lao động thấp, hạn chế về trình độ chuyên môn kĩ thuật

C. Thiếu lao động trẻ, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật chậm

D. Còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động

Câu 70:

Năm 2018, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng, đóng góp tích cực vào bức tranh tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2018 đạt 480,19 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trước.

Xuất khẩu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, xuất khẩu năm 2018 đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2017. Tính theo giá trị tuyệt đối, xuất khẩu năm 2018 tăng thêm 28,36 tỷ USD so với  năm trước. Giá trị nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2017.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo hướng tích cực với quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vẫn là nhóm hàng công nghiệp với tỷ trọng 82,8% (tăng 1,7% so với năm 2017), tiếp đến là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm 10,9% (giảm 1,2% so với năm 2017) và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm 1,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 0,3% so với năm 2017).

Thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới. Châu Á vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam (xuất khẩu chiếm 54% và nhập khẩu chiếm 80,3%); tiếp theo là châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi. 

Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc lớn nhất, đạt 106,7 tỷ USD, chiếm 22,2% tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước, đứng thứ hai là Hàn Quốc (13,7%), Hoa Kỳ (12,6%), Nhật Bản (7,9%).

(Nguồn:Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018”, Bộ công thương)

Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu nước ta là

A. nhóm hàng nông sản, thủy sản

B. nhóm hàng công nghiệp

C. nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản

D. nhóm hàng tư liệu sản xuất

Câu 71:

Tính cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 và cho biết nước ta xuất siêu hay nhập siêu?

A. 5,69 tỷ USD, xuất siêu

B. – 6,8 tỷ USD, nhập siêu 

C. 6,8 tỷ USD, xuất siêu

D. 7 tỷ USD, nhập siêu

Câu 72:

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu thúc đẩy thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới?

A. đẩy mạnh liên kết nước ngoài, nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

B. chất lượng cuộc sống cao, kinh tế trong nước tăng trưởng nhanh.

C. hội nhập quốc tế sâu rộng, sản xuất phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

D. chính sách phát triển của Nhà nước và tác động của quá trình toàn cầu hóa.

Câu 73:

Xu hướng số người di cư trong nước bắt đầu tăng mạnh từ năm 1999 vì nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Hệ quả là sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, chế xuất đã thu hút lượng lớn lao động di cư. Sự chuyển dịch cơ hội việc làm về khu vực thành thị được cho là nhân tố quan trọng nhất quyết định xu hướng di cư nội địa về khu vực thành thị để tìm kiếm công ăn việc làm. Theo kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014, tỷ lệ tìm việc, hoặc là bắt đầu công việc mới, chiếm tỷ lệ 44,8% người di cư. Tỷ lệ di cư theo gia đình chiếm 22,8%. tỷ lệ người di cư quay trở về quê do mất việc hoặc không tìm được việc làm tương đối nhỏ, chỉ chiếm 6,1%. Nhóm lý do liên quan đến công việc/kinh tế vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (34,7%) trong “Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015”. Thu nhập của người di cư được cải thiện sau khi di cư.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật (31,7%) cao hơn người không di cư (24,5%). Đáng chú ý là, tỷ lệ người di cư là nữ cao hơn nam nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật của nữ thấp hơn nam. Hà Nội là thành phố có tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất nước (46,7%), Đông Nam Bộ có tỷ lệ này thấp nhất (13,4%).

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) 2016, Điều tra di nội địa quốc gia năm 2015: Các kết quả chủ yếu”)

Xu hướng di cư nội địa ở nước ta tăng mạnh từ năm 1999 chủ yếu do

A. chính sách di cư của Nhà nước

B. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ

C. quá trình toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế

D. sự khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa các khu vực

Câu 74:

Nguyên nhân quan trọng nhất của việc di cư từ nông thôn ra thành thị là

A. mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm.

B. thành thị có cơ sở hạ tầng hiện đại hơn

C. thay đổi môi trường nghiên cứu, học tập

D. chính sách phát triển đô thị.

Câu 75:

Thành phố có tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất cả nước là

A. Hà Nội

B. TP. Hồ Chí Minh

C. Đà Nẵng

D. Cần Thơ

Câu 76:

Tài nguyên du lịch của Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng, gồm 2 nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.

Năm 2019, du lịch Việt Nam đón lượng khách quốc tế đến kỷ lục trên 18 triệu lượt, tăng 16,2% so với 2018, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 700 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng của du lịch Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của các thị trường gần khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Bên cạnh sự tăng trưởng ấn tượng của các thị trường khu vực châu Á, các thị trường quan trọng khác của du lịch Việt Nam vẫn duy trì mức tăng khá đều: Mỹ (+8,6%), Nga (+6,6%), Anh (+5,7%), Đức (+6,0%).

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam đã tăng từ 75/141 nền kinh tế vào năm 2015 lên 67/136 vào năm 2017 và 63/140 vào năm 2019. Trong đó, có những chỉ số tăng ấn tượng như mức độ mở cửa, sức cạnh tranh về giá, năng lực hàng không…

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa 12 Tổng cục du lịch ViệtNam)

Đóng góp quan trọng nhất vào sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam trong năm 2019 là thị trường khu vực

A. Tây Âu

B. Bắc Mỹ

C. Liên Bang Nga

D. châu Á

Câu 77:

Năm 2019, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam so với năm 2018 tăng thêm

A. 16%

B. 18 triệu lượt khách

C. 16,2%

D. 8,6%

Câu 78:

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong thời gian gần đây?

A. Nhu cầu du lịch tăng, có nhiều di sản thế giới.

B. Tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở lưu trú tốt.

C. Chính sách phát triển, nhu cầu về du lịch tăng

D. Thu hút nhiều vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng

Câu 79:

Tương quan giữa tổng số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động so với người ở tuổi lao động tạo nên mối quan hệ trong dân số học gọi là tỉ số phụ thuộc. Khi tổng tỉ số phụ thuộc ở mức dưới 50% được gọi là “cơ cấu dân số vàng”, hay nói cách khác cơ hội dân số ‘vàng’ xảy ra khi tỷ lệ trẻ em (0-14) thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 trở lên) thấp hơn 15%.

Việt Nam đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng và dự báo thời gian của giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 30 năm (từ năm 2010 – 2040).  Sự xuất hiện yếu tố “cơ cấu dân số vàng” được xem là một cơ hội tốt cho tăng trưởng và phát triển kinh tế một khi phát huy được những ưu thế của nguồn nhân lực.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam hiện nay và trước cơ hội ‘vàng’của dân số, nghiên cứu của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho rằng có 4 nhóm chính sách quan trọng, mang tính chiến lược để hiện thực hóa có hiệu quả tác động của dân số đến tăng trưởng, đó là: 

- Nhóm chính sách giáo dục đào tạo.

- Nhóm chính sách lao động, việc làm nguồn nhân lực.

- Nhóm chính sách dân số, gia đình y tế.

- Nhóm chính sách an sinh hội.

(Nguồn: Lê Thông, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), 2010, Báo cáo: Tận dụng hội dân sốvàng’  ở Việt Nam. hội , thách thức các khuyến nghị chính sách)

Cơ cấu ‘‘dân số vàng‘‘ xuất hiện khi

A. tỉ lệ phụ thuộc ở mức trên 50%

B. tỷ lệ trẻ em thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi cao hơn 15%.

C. tỉ lệ phụ thuộc ở mức dưới 50%

D. tỷ lệ trẻ em cao hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi thấp hơn15%.

Câu 80:

Năm 2019, Việt Nam có tỉ lệ trẻ em (0 – 14 tuổi) là 33,5% và tỉ lệ người cao tuổi (trên 65 tuổi) là 11,0%. Cho biết tỉ lệ dân số phụ thuộc của Việt Nam năm 2019 là bao nhiêu?

A. 22,5%

B. 55,5%

C. 50%

D. 44,5%

Câu 81:

Trong nhóm chính sách về lao động, việc làm và nguồn nhân lực, đâu không phải là biện pháp thích hợp nhằm phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng ở nước ta hiện nay?

A. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn

B. Hạn chế xuất khẩu lao động ra nước ngoài để tránh tình trạng chảy máu chất xám

C. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất

D. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động.

Câu 82:

Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành công nghiệp như: điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng… đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân.

Trong 10 năm qua, công nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý sau:

- Công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế. Bình quân giai đoạn 2006 – 2017, công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP của cả nước. Ngành công nghiệp cũng là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước.

- Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2017, giá trị gia tăng công nghiệp tăng bình quân 6,79%/năm. Năm 2018, trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp tăng 8,79%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

- Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành.

- Công nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao; cơ cấu sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã có sự dịch chuyển tích cực. Trong giai đoạn 2006 – 2016, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng gần 3,5 lần, chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

(Nguồn:Thực trạng công nghiệp Việt Nam thời gian qua”, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương)

Ngành kinh tế nào sau đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước?

A. Công nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Dịch vụ

D. Du lịch

Câu 83:

Vai trò về mặt xã hội của ngành công nghiệp nước ta là

A. Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu có giá trị

B. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế

C. Đóng góp quan trọng vào ngân sách Nhà nước

D. Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân

Câu 84:

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng chủ yếu nhằm:

A. thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, khai thác tối đa các nguồn lực kinh tế.

B. thích nghi với cơ chế thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.

C. nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tạo ra nhiều nguồn hàng xuất khẩu.

D. đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế.

Câu 85:

Cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang gia tăng, hệ thống đô thị quốc gia được quan tâm đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn 2011 – 2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tạo cơ sở cho quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Tính đến tháng 12/2018, tổng số đô thị cả nước là 833 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,5%, cơ bản đạt các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Quá trình đô thị hóa đã mang lại nhiều lợi ích, tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, các nguồn thu tại đô thị góp khoảng 70% tổng thu ngân sách cả nước, tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 10 – 12%, cao gấp 1,2 – 1,5 lần so với mặt bằng chung trong cả nước.

Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, quá trình đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục, như: Hệ thống đô thị phát triển chưa tương xứng giữa số lượng, quy mô với chất lượng; Nhiều đồ án quy hoạch có tầm nhìn và giải pháp chưa phù hợp; Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu của người dân; Năng lực quản lý chưa theo kịp với thực tế phát triển.

Tỷ lệ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng lại tập trung tại một số trung tâm là những thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... ở các khu vực khác vẫn còn ở mức thấp, đồng thời tỷ lệ đô thị hóa chung của Việt Nam mới chỉ đạt mức chưa đến 40%. Trong khi đó, tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc là 60%, Hàn Quốc là 82%...

Như vây, tuy có bề dày lịch sử nhưng quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay còn diễn ra chậm chạp và ở trình độ thấp so với các nước trên thế giới, bởi vì đô thị hóa phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, trình độ công nghiệp hóa và nhiều yếu tố khác…

(Nguồn: Lê Thông, Địa kinh tế- hội Việt Namvà Dự thảo tóm tắt Báo cáo đánh giá quá trình đô thị hóa Việt Nam giai đoạn2011 – 2020”)

Năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta đạt

A. 38%

B. 40%

C. 38,5%

D. 50%

Câu 86:

Phát biểu đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là?

A. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, trình độ đô thị hóa cao

B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

C. Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ

D. Năng lực quản lí tốt, theo sát thực tiễn

Câu 87:

Nguyên nhân chủ yếu khiến quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra còn chậm, trình độ đô thị hóa thấp là do:

A. nước ta có nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp.

B. điều kiện sống ở nông thôn khá cao

C. công nghiệp hóa diễn ra chậm, trình độ phát triển kinh tế chưa cao

D. các đô thị cũ từ trước khó cải tạo và nâng cấp

Câu 88:

Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông nghiệp nước ta đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2018. Tăng trưởng đã được phục hồi lên mức 2,9% năm 2017 và tiếp tục đạt được mức cao 4,1% trong quý đầu năm 2018.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp chủ lực (gạo, hạt điều, rau quả và thủy sản) ước tăng 8,4% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý I năm 2018 đem lại đóng góp cho kết quả tổng kim ngạch xuất khẩu đầy ấn tượng của Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao như: nuôi trồng thủy sản, rau quả, cây công nghiệp lâu năm…

Bên cạnh những biến động ngắn hạn do thiên tai và điều kiện thị trường, ngành nông nghiệp cũng đang đối mặt với những thách thức đáng kể về hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sự bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp.

Chất lượng tăng trưởng tương đối thấp được thể hiện qua lợi nhuận thấp của nông hộ nhỏ. Vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều hoặc chưa ổn định, giá trị gia tăng thấp, đổi mới công nghệ hoặc thể chế còn hạn chế.  Tăng trưởng nông nghiệp phần nào bị đánh đổi bằng môi trường qua tình trạng phá rừng, tổn thất về đa dạng sinh học, suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước.

(Nguồn: Tổng cụ thống Hải quan)

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp nước ta không bao gồm

A. Thủy sản

B. Rau quả

C. Gạo

D. Thịt lợn

Câu 89:

Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta hiện nay không bao gồm?

A. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

B. Đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất

C. Tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường

D. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế