ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý - Lao động và việc làm

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay là

A. thiếu tác phong công nghiệp.

B. tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp.

C. đội ngũ lao động có trình độ phân bố không đều theo lãnh thổ.

D. số lượng lao động quá đông.

Câu 2:

Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay không phải là

A. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

B. cần cù, sáng tạo.

C. chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên.

D. trình độ lao động cao.

Câu 3:

Lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành

A. nông, lâm, ngư nghiệp.

B. công nghiệp.

C. xây dựng.

D. dịch vụ.

Câu 4:

Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của

A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.

C. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới nền kinh tế.

D. sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.

Câu 5:

Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng

A. Tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.

B. Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng.

C. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đều giảm.

D. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đều tăng.

Câu 6:

Người lao động nước ta có đức tính:

A. thông minh, sáng tạo.

B. cần cù, sáng tạo.

C. có kinh nghiệm phòng chống thiên tai.

D. có kinh nghiệm về thương mại.

Câu 7:

Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ

A. số lượng lao động làm việc trong các công ti liên doanh tăng lên.

B. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

C. mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, hướng nghiệp.

D. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

Câu 8:

Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm – thủy sản là do

A. các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.

B. thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn.

C. sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất.

D. tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến.

Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết từ năm 1995 đến năm 2007, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế nào sau đây không đúng?

A. Tỉ trọng lao động nông, lâm, thủy sản giảm.

B. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng tăng.

C. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng.

D. Tỉ trọng lao động dịch vụ luôn nhỏ nhất.

Câu 10:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta ?

A. Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước.

B. Số lao động trong khu vực ngoài Nhà nước tương đối ổn định và luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.

C. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta ngày càng tăng tỉ trọng.

D. Lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng ngày càng giảm.

Câu 11:

Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác động của

A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.

C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. phân bố lại dân cư – lao động giữa các vùng.

Câu 12:

Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì

A. các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.

B. tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao.

C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.

D. nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.

Câu 13:

Nguồn lao động nước ta dồi dào là điều kiện thuận lợi:

A. Phát triển những ngành đòi hỏi nhiều lao động.

B. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động.

C. Tăng thêm lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.

D. Dễ dàng tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến.

Câu 14:

Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do:

A. Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.

B. Nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.

C. Luật đầu tư thông thoáng.

D. Sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.

Câu 15:

Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do

A. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.

B. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.

C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.

D. ngành dịch vụ kém phát triển.

Câu 16:

Phù hợp với quá trình phát triển kinh tế hiện nay, hướng chuyển dịch lao động hợp lí hơn cả là

A. từ dịch vụ sang công nghiệp – xây dựng.

B. từ thành thị về nông thôn.

C. từ nông – lâm – ngư nghiệp sang công nghiệp – xây dựng.

D. từ công nghiệp – xây dựng sang dịch vụ.

Câu 17:

Khó khăn lớn nhất do sự tập trung lao động đông ở các đô thị lớn ở nước ta gây ra là:

A. giải quyết việc làm.

B. khai thác tài nguyên thiên nhiên.

C. đảm bảo phúc lợi xã hội.

D. bảo vệ môi trường.

Câu 18:

Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là

A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.

B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.

C. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.

D. phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị.

Câu 19:

Cho bảng số liệu dưới đây:

Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng, năm 2015

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng năm 2015?

A. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị.

B. Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

C. Tỉ lệ thiếu việc làm ở đô thị thấp nhất là Đông Nam Bộ.

D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp nhất là ở Đông Nam Bộ.

Câu 20:

Ở nước ta, hướng giải quyết việc làm nào sau đây chủ yếu tập trung vào người lao động?

A. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

C. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.