ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Biển Đông là biển bộ phận của
A. Ấn Độ Dương.
B. Thái Bình Dương
C. Đại Tây Dương.
D. Bắc Băng Dương
Loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của Biển Đông là
A. vàng.
B. sa khoáng.
C. titan.
D. dầu mỏ, khí đốt.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ
C. Nam Trung Bộ.
D. Nam Bộ.
Vùng biển thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Nam Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6- 7, hãy cho biết hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là
A. Vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan.
B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
C. Vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh.
D. Vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ.
Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển của khu vực
A. Bắc Bộ.
B. Trung Bộ
C. Nam Bộ.
D. Vịnh Thái Lan.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh nào sau đây:
A. Ninh Thuận
B. Khánh Hòa
C. Đà Nẵng.
D. Quảng Ngãi.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết đâu không phải là vườn quốc gia nằm trên đảo (quần đảo)?
A. Cát Bà
B. Xuân Thủy
C. Phú Quốc
D. Côn Đảo
Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là:
A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
B. Hệ sinh thái trên đất phèn
C. Hệ sinh thái rừng trên đất, đá pha cát ven biển
D. Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô
Đâu không phải là ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông đến khí hậu nước ta:
A. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông.
B. làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
C. khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn.
D. trong năm có hai mùa gió: gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông.
Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ :
A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
B. Địa hình 60% là đồi núi thấp.
C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông được thể hiện rõ ở :
A. Khoáng sản biển.
B. Thiên tai vùng biển.
C. Thành phần loài sinh vật biển.
D. Các dạng địa hình ven biển.
Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là :
A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².
C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.
D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.
Điều kiện tự nhiên cho phép các hoạt động du lịch biển diễn ra quanh năm ở vùng
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Nam Bộ.
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam là:
A. Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây
B. Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
C. Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
D. Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin.
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam là:
A. Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây
B. Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
C. Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
D. Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin.
Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản ?
A. Các tam giác châu với bãi triều rộng.
B. Các vũng vịnh nước sâu.
C. Các đảo ven bờ.
D. Các rạn san hô.
Mục tiêu chủ yếu của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta là:
A. Khai thác hiệu quả nền kinh tế và bảo vệ môi trường
B. Khẳng định chủ quyền của nước ta trên vùng biển – đảo.
C. Khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên vùng biển.
D. Mang lại nguồn hàng xuất khẩu, thu nhiều ngoại tệ.
Quá trình địa mạo chi phối đặc trưng địa hình vùng bờ biển nước ta là
A. xâm thực.
B. bồi tụ.
C. xâm thực - mài mòn.
D. xâm thực - bồi tụ.
Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?
A. Thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng.
B. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế
C. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).
D. Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.
Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì :
A. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
B. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
C. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.
D. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.
Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển do
A. tác động của các khối khí kết hợp với vai trò của Biển Đông
B. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến kết hợp ảnh hưởng của gió mùa
C. ảnh hưởng của gió Tín phong bán cầu Bắc và gió mùa châu Á
D. vị trí tiếp giáp lục địa - đại dương và liền kề vành đai sinh khoáng
Biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn cho nước ta chủ yếu do biển Đông có đặc điểm
A. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa
B. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.
C. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
D. Có diện tích lớn gấp 3 lần đất liền.
Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có nhiều dạng địa hình bồi tụ, mài mòn chủ yếu do
A. chịu ảnh hưởng của bão, sạt lở bờ biển, cát bay.
B. các dòng biển ven bờ tác động lên các khối núi.
C. hoạt động của sóng biển, thủy triều và sông ngòi.
D. có nhiều lần biển tiến và biển thoái trong lịch sử
Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do
A. ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước
B. phá rừng để lấy đất ở.
C. phá rừng để lấy diện tích nuôi trồng thủy sản
D. phá rừng để khai thác gỗ củi.
Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của
A. sóng biển, thủy triều, sông ngòi và hoạt động kiến tạo.
B. sóng biển, thủy triều, độ mặn của biển và thềm lục địa
C. các vùng núi giáp biển và vận động nâng lên, hạ xuống.
D. thủy triều, độ mặn nước biển và các dãy núi ra sát biển.