ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý - Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho khí hậu
A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa hạ nóng ẩm.
B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
C. cận nhiệt đới gió mùa có mùa hạ ít mưa.
D. cận xích đạo gió mùa có mùa khô sâu sắc.
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam nước ta là đới rừng:
A. cận nhiệt đới gió mùa.
B. ôn đới gió mùa.
C. nhiệt đới gió mùa.
D. cận xích đạo gió mùa.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ 160B trở vào)?
A. Quanh năm nóng.
B. Về mùa khô có mưa phùn.
C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.
D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Bắc có những vùng khí hậu nào sau đây?
A. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Nam Trung Bộ.
B. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
D. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Nam Bộ.
“Thiên nhiên nước ta được phân làm 3 dải rõ rệt: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi”, đây là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên theo:
A. độ cao.
B. đông – tây.
C. bắc - nam.
D. các miền tự nhiên.
Vùng biển miền Trung không phải là nơi có
A. đường bờ biển khúc khuỷu.
B. thềm lục địa thu hẹp.
C. nhiều bãi triều thấp phẳng.
D. phổ biến cồn cát, đầm phá.
Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới (m):
A. 400 – 500.
B. 500 – 600.
C. 600 – 700.
D. 700 – 800.
Đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa chủ yếu là nhóm đất
A. phù sa.
B.xám bạc màu.
C. đất feralit.
D. đất núi đá.
Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm:
A. Mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.
B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.
C. Mùa đông lạnh đến sớm hơn các vùng núi thấp.
D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của:
A. Khí hậu.
B. Sinh vật.
C. Đất đai.
D. Lượng mưa.
Càng về phía Nam thì:
A. Nhiệt độ trung bình càng tăng.
B. Biên độ nhiệt càng tăng.
C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.
D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.
Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của
A. gió mùa Đông Bắc và Tín phong bán cầu Bắc.
B. các dãy núi hướng tây bắc – đông nam và vòng cung.
C. gió mùa với hướng của các dãy núi.
D. địa hình phân hóa đa dạng.
Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc:
A. Có một mùa đông lạnh.
B. Có một mùa hạ có gió phơn Tây Nam
C. Gần chí tuyến.
D. Có lượng mưa ít hơn.
Miền Bắc ở độ cao trên 600 m, còn miền Nam phải 1000 m mới có khí hậu á nhiệt. Lí do chính là vì:
A. Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.
B. Miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.
C. Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.
D. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.
So với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có
A. nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.
B. nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất thấp hơn.
C. biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.
D. nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thấp hơn.
Mùa mưa miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của
A. frông lạnh vào thu – đông.
B. các dãy núi đâm ngang ra biển.
C. gió phơn tây nam khô nóng vào đầu mùa hạ.
D. bão đến tương đối muộn so với miền Bắc.
Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn vào mùa hạ là do tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với các luồng gió:
A. Đông Nam.
B. Tây Nam.
C. Đông Bắc.
D. Tây.