ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học - Nitric acid

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 mà HNO3 chỉ thể hiện tính axit là :

A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.

B. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.

C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, Cu(OH)2.

D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2

Câu 2:

Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì :

A. Tạo ra khí có màu nâu.            

B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.

C. Tạo ra kết tủa có màu vàng.      

D. Tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.

Câu 3:

Khi cho kim loại Fe phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường ?

A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.

B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn

C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm.

D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm xút.

Câu 4:

Trong phòng thí nghiệm HNO3 được điều chế theo phản ứng sau :

NaNO3 (rắn) +  H2SO4(đặc) →  HNO3  +  NaHSO4

Phản ứng trên xảy ra là vì :

A. Axit H2SO4 có tính axit mạnh hơn HNO3.   

B. HNO3  dễ bay hơi hơn.

C.H2SO4 có tính oxi hoá mạnh hơn HNO3.          

D. Một nguyên nhân khác.

Câu 5:

Thí nghiệm với dung dịch HNOthường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng

(a) bông khô                                  

(b) bông có tẩm nước

(c) bông có tẩm nước vôi trong

(d) bông có tẩm giấm ăn

Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là:

A. (b).       

B. (a). 

C.(d).       

D. (c).

Câu 6:

Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội

A. Fe, Al

B.Zn, Pb

C.Mn, Ni

D. Cu, Ag

Câu 7:

Cho sơ đồ phản ứng :

FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO+ NO + H2O

Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :

A. 21.                    

B. 15.                     

C. 19.                     

D. 8.

Câu 8:

HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. Mg, H2S, C, Fe3O4, Fe(OH)2.             

B. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag.

C. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO. 

D. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2.

Câu 9:

Cho 20 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng thu được sản phẩm khử duy nhất NO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn còn dư 3,2 gam Fe. Thể tích NO thu được ở đktc là :

A. 2,24 lít.            

B. 11,2 lít.

C. 4,48 lít.            

D. 6,72 lít.

Câu 10:

Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng sau là :

FeO + HNO3  →  Fe(NO3)3 + NO + H2O

A. 1 : 2.

B. 1 : 10.

C. 1 : 9.

D. 1 : 3.

Câu 11:

Cho sơ đồ  phản ứng : Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O

Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2. Tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 lần lượt là

A. 44 : 6 : 9.

B. 46 : 9 : 6.       

C.46 : 6 : 9.        

D. 44 : 9 : 6.

Câu 12:

Cho 0,05 mol Mg phản ứng vừa đủ với HNO3 giải phóng ra V lít khí N2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

A. 0,336  

B. 0,112    

C. 0,224  

D. 0,448

Câu 13:

Cho 19,2 gam kim loại M tan trong dung dịch HNO3 dư được 4,48 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). M là                    

A. Fe

B. Cu

C.Zn

D. Mg

Câu 14:

Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 dư được 6,72 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al và Fe lần lượt là

A.5,6 gam và 5,4 gam     

B. 5,4 gam và 5,6 gam      

C. 4,4 gam và 6,6 gam    

D. 4,6 gam và 6,4 gam

Câu 15:

Hỗn hợp X gồm Al và Fe có tỉ lệ số mol tương ứng  là 1:1. Cho 2,49 gam X vào dung dịch chứa 0,17 mol HCl, thu được dung dịch Y. Cho 200 ml dung dịch AgNO3 1M vào Y, thu được khí NO và m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây

A. 24,5                                 

B. 25,0                                    

C. 27,5                                   

D. 26,0

Câu 16:
Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CuO và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 3,36.

B. 2,24.

C. 4,48.

D. 6,72.

Câu 17:

Cho 6,4 gam Cu tan vừa đủ trong 200ml dung dịch HNO3 thu được khí X gồm NO và NO2, dX/H2 = 18 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đã dùng là

A. 2M 

B. 1,2M           

C. 1,4M     

D. 13/9M

Câu 18:

Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNOthu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Khối lượng muối trong dung dịch là

A. 10,08 gam.

B.6,59 gam.

C. 5,69 gam.

D. 5,96 gam.

Câu 19:

Cho m gam hỗn hợp G gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 4 : 5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các kim loại tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch T. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch KOH dư, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch T thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là (m + 39,1) gam. Biết HNO3 dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Nồng độ phần trăm của Al(NO3)3 trong T gần nhất với

A. 9,5% 

B. 9,6% 

C. 9,4% 

D. 9,7%

Câu 20:

Cho m gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al, Zn và Cu) tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm N2, NO, N2O và NO2, trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau) có tỉ khối đối với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là

A. 3,0 mol. 

B. 2,8 mol. 

C. 3,2 mol. 

D. 3,4 mol.