ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học - Sự biến đổi tính chất các nguyên tố hóa học
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức R2O7. R là nguyên tố nào?
A. Nitơ (Z=7)
B. Cacbon (Z=6)
C. Clo (Z=17)
D. Lưu huỳnh (Z=16)
Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào?
A. Giảm dần
B. Giảm dần sau đó tăng dần
C. Tăng dần sau đó giảm dần
D. Tăng dần
Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hoá học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:
A. Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.
B. Số electron như nhau.
C. Số lớp electron như nhau.
D. Cùng số electron s hay p.
Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:
A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. tăng theo chiều tăng của tính kim loại.
D. A và C đều đúng.
Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
A. phi kim mạnh nhất là oxi.
B. phi kim mạnh nhất là flo.
C. kim loại mạnh nhất là liti.
D. kim loại yếu nhất là xesi.
Trong một chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng dần thì
A. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.
B. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.
C. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.
D. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.
Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống thì
A. độ âm điện tăng dần, tính kim loại tăng dần.
B. độ âm điện tăng dần, tính phi kim tăng dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D. độ âm điện giảm dần, tính kim loại tăng dần.
Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hiđro của X là :
A. chu kì 2, nhóm VA, HXO3.
B.chu kì 2, nhóm VA, XH4.
C. chu kì 2, nhóm VA, XH3.
D. chu kì 2, nhóm VA, XH2.
Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IIA là
A. R2O.
B. RO2 .
C. RO.
D. R2O3
Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxit cao nhất của R và công thức hợp chất với hiđro là
A. R2O5 và RH3.
B. RO2 và RH4.
C.R2O7 và RH.
D. RO3 và RH2
Nguyên tố X thuộc nhóm IA, nguyên tố Y thuộc nhóm VIIA. Hợp chất được tạo nên từ 2 nguyên tố X và Y có công thức phân tử ở dạng:
A. X7Y.
B. XY7.
C. XY2.
D. XY.
Kết luận nào sau đây không đúng?
Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
B. năng lượng ion hóa giảm dần.
C. độ âm điện giảm dần.
D. tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần.
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất (trừ các nguyên tố có tính phóng xạ) là
A. Na
B. Al
C. Fe
D. Cs
Dãy nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải
A. Na < K < Mg < Al.
B.Al < Mg < Na < K.
C. Mg < Al < Na < K.
D. K < Na < Al < Mg.
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
Trong một chu kỳ, khi đi từ trái sang phải, qui luật biến thiên tuần hoàn như sau
A. Hoá trị cao nhất đối với oxy tăng dần từ 1 → 8.
B. Hoá trị đối với hiđro của phi kim giảm dần từ 4 → 1.
C. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D. Oxit và hidroxit có tính bazơ giảm dần, tính axit tăng dần.
Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là
A. Br, F, I, Cl.
B. F, Cl, Br, I.
C. I, Br, F, Cl.
D. I, Br, Cl, F.
Cho 2 nguyên tố X (Z=12) và Y (Z=15). Nhận định nào sau đây là đúng
A. Tính kim loại của X>Y
B. Tính kim loại của Y>X
C.Tính phi kim của X>Y
D. Tính phi kim của X=Y
Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi:
A. Giảm dần
B. Tăng dần
C. Không đổi
D. Tăng giảm không theo quy luật
Hiđroxit nào sau đây có tính axit mạnh nhất?
A. H3PO4
B.H2SiO3
C.HClO4
D. H2SO4
Sắp xếp các chất sau theo trật tự tính bazơ tăng dần là:
A. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH
B. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3
C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH
D. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2