ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì truớc.

C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

D. Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Câu 2:

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.   

B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

C. không thay đổi.

D. ban đầu tăng, sau đó giảm.

Câu 3:

Độ âm điện đặc trưng cho khả năng

A. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.

B. tham gia phản ứng mạnh hay yếu.

C. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.

D. hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.

Câu 4:

Các nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm A có đặc điểm nào chung về cấu hình electron nguyên tử?

A. Số electron hóa trị.     

B. Số lớp electron.

C. Số electron lớp K.

D. Số phân lớp electron.

Câu 5:

Các nguyên tố hóa học trong nhóm VIIIA có đặc điểm chung nào về cấu tạo nguyên tử trong các liệt kê sau:

A. Phân tử chỉ gồm 1 nguyên tử.

B. Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np6.

C. Hầu như trơ, không tham gia các phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường.

D. Lớp electron ngoài cùng đã điền đủ electron, bền vững.

Câu 6:

Các nguyên tử của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron mà quyết định tính chất của nhóm ?

A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.

B. Số electron lớp K bằng 2

C. Số lớp electron như nhau.

D. Số electron lớp ngoài cùng bằng 1.

Câu 7:

Trong bảng hệ thống tuần hoàn, khi đi từ trái sang phải trong 1 chu kì thì

A. độ âm điện tăng dần.

B. độ âm điện không thay đổi.

C. độ âm điện giảm dần.

D. độ âm điện tăng lên xong giảm xuống.

Câu 8:

Trong bảng hệ thống tuần hoàn, trong 1 phân nhóm chính (nhóm A) theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân thì

A. độ âm điện tăng dần.

B. độ âm điện không thay đổi.

C. độ âm điện giảm dần.

D. độ âm điện tăng lên xong giảm xuống.

Câu 9:

Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là

A. Nitơ.

B. Oxi.    

C. Clo.    

D. Flo.

Câu 10:

Trong bảng HTTH, trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử

A. tăng dần.

B. giảm dần.       

C. không thay đổi.

D. tăng, sau đó giảm.

Câu 11:

Dãy sắp xếp các nguyên tử theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử là

A. Li, Na, O, F.

B. F, O, Li, Na.

C. F, Li, O, Na.   

D. F, Na, O, Li.

Câu 12:

Cho các nguyên tố: X (Z = 12), Y (Z = 8), R (Z = 19), T (Z = 15). Dãy sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần là

A. X, Y, R, T.     

B.Y, X, T, R.

C. Y, T, X, R.     

D. R, T, X, Y.