ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội - Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Quốc gia nào là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?

A. Mĩ

B. Nhật Bản

C. Trung Quốc

D. Liên Xô

Câu 2:
Thuận lợi cơ bản nào quyết định sự thắng lợi của kế hoạch 5 năm 1946-1950

A. Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết

B. Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

C. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

D. Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Câu 3:
Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết trong những năm 1945 - 1991 là

A. hòa bình, trung lập và ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

B. hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc

C. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

D. hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ

Câu 4:
Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là

A. Sai lầm trong quá trình cải tổ

B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật

C. Sự chống phá của các thế lực thù địch

D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài

Câu 5:
Thành tựu của Liên Xô và Đông Âu trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội có tác động như thế nào đến tham vọng của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tạo ra sự đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa

B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

C. Tạo ra sự cân bằng về sức mạnh quân sự

D. Đưa quan hệ quốc tế trở lại trạng thái cân bằng

Câu 6:
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do?

A. Chậm tiến hành cải tổ

B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật

C. Sự chống phá của các thế lực thù địch

D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài

Câu 7:

Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã đạt được những thành tựu cơ bản gì thể hiện vai trò quan trọng của mình với Mĩ và Tây Âu?

A. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế đối với Mĩ và phương Tây.

B. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng đối với Mĩ và phương Tây.

C. Thế cân bằng sức mạnh về quốc phòng với Mĩ và phương Tây.

D. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ đối với Mĩ và phương Tây.

Câu 8:
Anh (chị) có nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?

A. Sự sụp đổ của này là tất yếu

B. Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội còn nhiều thiếu sót, hạn chế

C. Sự sụp đổ này cho thấy tính không khả thi của chế độ xã hội chủ nghĩa

D. Sự sụp đổ này kéo theo sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới

Câu 9:

Bài học quan trọng nhất rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là

A. Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế, không xa rời nguyên tắc xã hội chủ nghĩa

B. Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật

C. Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch

D. Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước

Câu 10:
Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX là

A. Bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước phương Tây.      

B. Mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước tư bản trên thế giới.

C. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

D. Hòa bình, trung lập, mở rộng quan hệ đối ngoại toàn cầu.

Câu 11:
Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) đã

A. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ

B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ

C. Buộc các nước phương Tây phải nể sợ

D. Khởi đầu sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ

Câu 12:
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của nhân dân Xô Viết thực hiện trong hoàn cảnh nào?

A. Là nước thắng trận, Liên Xô thu được nhiều thành quả từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả nặng nề.

C. Khôi phục kinh tế, hằn gắn vết thương chiến tranh.

D. Liên Xô cần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Câu 13:

Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô được tiến hành trong thời gian bao lâu?

A. 4 năm 3 tháng

B. 1 năm 3 tháng

C. 12 tháng

D. 9 tháng

Câu 14:
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới trong khoảng thời gian nào?

A. Từ nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

B. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX.

Câu 15:
Sự kiện nào đã mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.

C. Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng.

D. Liên Xô phóng thành công trạm tự động “Mặt Trăng 3” (Luna 3) bay vòng quanh phía sau Mặt Trăng.

Câu 16:
Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

A. Nhà nước Liên Xô tê liệt. 

B. Các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ chủ nghĩa xã hội, thành lập các nước Cộng hòa. 

C. Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập. 

D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống

Câu 17:

Thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 - nửa đầu những năm 70) có ý nghĩa

A. Đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự với Mĩ.

B. Nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.

D. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Câu 18:
Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950)

A. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.

B. Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu.

C. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.

D. Liên Xô là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 19:
Sự kiện đánh dấu Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành hệ thống thế giới?

A. sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

B. sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

C. sự ra đời của các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu.

D. sự ra đời của các nước ở Á, Phi, Mĩ-La-tinh sau chiến tranh.

Câu 20:

Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới?

A. Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học kĩ thuật tiên tiến.

B. Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân.

C. Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 21:
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 1995 rơi vào tình trạng

A. Luôn là con số âm

B. Chậm phát triển

C. Không phát triển

D. Trì trệ, chậm phát triển

Câu 22:
Thể chế chính trị của Liên Bang Nga từ năm 1993 trở đi là

A. Cộng hòa Liên Bang

B. Cộng hòa Tổng thống

C. Tổng thống Liên Bang

D. Quân chủ lập hiến

Câu 23:

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga trở thành

A. Quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.               

B. Quốc gia kế tục Liên Xô.

C. Quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô.

D. Quốc gia Liên bang Xô viết.

Câu 24:
Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng

A. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.

B. Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

C. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.

D. Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.

Câu 25:
Bản hiến pháp đầu tiên của Liên bang Nga được ban hành vào khoảng thời gian nào

A. 12- 1992

B. 12-1993

C. 2-1993

D. 11-1993

Câu 26:

Ý này sau đây không phản ánh nguyên nhân đưa tới những thách thức về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000?

A. Sự tranh chấp giữa các đảng phái.

B. Nhiều vụ xung đột sắc tộc nổ ra.

C. Phong trào li khai ở Trécxnia.

D. Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành.

Câu 27:

Nguyên nhân chủ yếu để Liên bang Nga chuyển từ chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu - Á là

A. Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa

B. Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng

C. Do Nga không nhận được sự ủng hộ lớn của các cường quốc phương Tây về chính trị và viện trợ kinh tế

D. Do tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng

Câu 28:

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 phản ánh xu thế nào của thế giới giai đoạn này?

A. Xu thế toàn cầu hóa

B. Xu thế đa dạng hóa quan hệ ngoại giao

C. Xu thế hướng về châu Á

D. Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm

Câu 29:

Năm 2014 đã diễn ra sự tranh chấp giữa Liên bang Nga với Ucraina ở khu vực nào?

A. Xakhalin

B. Trécxnia

C. Krym

D. Viễn Đông

Câu 30:

Tại sao sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau đó Liên bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo?

A. Do các quốc gia này muốn hỗ trợ nhau cùng phát triển

B. Do quan hệ gần gũi với Liên Xô trước đây

C. Do được nhận viện trợ tài chính từ Nga

D. Do sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga

Câu 31:

Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1994 đến năm 2000 là

A. Mở rộng hoạt động đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.

B. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cách mạng thế giới.

C. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh.

D. Ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.

Câu 32:
Mục tiêu lớn nhất của Tổng thống Nga V. Putin khi lên cầm quyền là

A. Nâng cao vị thế của nước Nga ở châu Á.

B. Nâng cao mức ảnh hưởng ở các nước Đông Âu

C. Nâng cao vị thế của nước Nga trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

D. Nâng cao vị thế của cường quốc Âu - Á trên trường chính trị thế giới.

Câu 33:
Vai trò quốc tế của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là

A. tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ.

B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

C. giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

D. tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 34:

Điền từ thích hợp vào dấu (...) cho đoạn tư liệu sau

“ Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Liên đã nhanh chóng khôi phục đất nước, thực hiện nhiều.......xây dựng chủ nghĩa hội

A. Cải cách kinh tế

B. Cải cách chính trị

C. Kế hoạch 5 năm

D. Chính sách đối ngoại tích cực

Câu 35:

Địa vị pháp lý của Liên bang Nga sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã là

A. “Quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

B. Tiếp tục duy trì mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô.

C. Một nước tư bản phát triển, một cường quốc Âu -  Á.

D.Một quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.

Câu 36:
Từ năm 1996 đến năm 2000, bức tranh chung về tình hình nước Nga là

A. kinh tế được phục hồi, phát triển, xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao.

B. chính trị, xã hội ổn định nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng âm.

C. chính trị, xã hội bất ổn.

D.là cường quốc công nghiệp đứng đầu Châu Âu.

Câu 37:
Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau chiến tranh lạnh là

A. đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng.

B. cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới “haicực”.

C. trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

D. là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.

Câu 38:
Năm 1996, kinh tế Nga có tín hiệu gì?

A. Phục hồi

B. Khủng hoảng

C. Phát triển thần kì

D. Chậm phát triển